(HBĐT) - Cùng với việc triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới (NTM), những năm gần đây, huyện Kim Bôi chủ động, linh hoạt vận dụng các nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đó, đánh thức những nghề truyền thống và phát triển sản phẩm đặc trưng, tiềm năng; tăng cường quảng bá, hỗ trợ sản phẩm OCOP tiếp cận với nhiều thị trường khó tính.
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) tiên phong đưa sản phẩm OCOP 3 sao dầu sả chanh lên các sàn thương mại điện tử.
Đến nay, toàn huyện có 10 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, các chủ thể sản xuất đầu tư cải tiến mẫu mã, bao bì, tăng cường xúc tiến thương mại qua nhiều kênh khác nhau. Song, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể OCOP. Tạo trợ lực giúp các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP vượt qua khó khăn trong đại dịch, UBND huyện chỉ đạo Phòng NN& PTNT phối hợp các phòng chức năng xây dựng phương án sản xuất, hỗ trợ chủ thể OCOP tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, huyện phối hợp với Viettel Post và Bưu điện tỉnh tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức, kỹ năng đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Voso.vn và Postmart.vn. Ngoài ra, khi làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, việc giao thương gặp nhiều khó khăn, huyện chủ động phối hợp các ngành chức năng tạo điều kiện để tư thương thu mua nông sản và được hỗ trợ xét nghiệm Covid-19.
Ông Bùi Văn Miển, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy, xã Xuân Thủy chia sẻ: Năm nay, nhãn Sơn Thủy - sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh thu hoạch đúng vào lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trước khi vào vụ thu hoạch, các thành viên HTX đều lo lắng sợ nhãn không tiêu thụ được. Với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành đã tạo điều kiện để tư thương tới thu mua; đưa nhãn Sơn Thủy lên một số sàn TMĐT như Sendo.vn, Shopee.vn, Voso.vn, Postmart.vn. Đa dạng kênh tiêu thụ sản phẩm giúp nông dân tiêu thụ nhãn tốt, không xảy ra tình trạng ùn ứ không tiêu thụ được. Đến cuối tháng 8, nhãn Sơn Thủy đã tiêu thụ hết.
Cùng với việc mở rộng các kênh tiêu thụ, đưa sản phẩm OCOP lên sàn TMĐT, các chủ thể chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất để thích ứng với diễn biến khó lường của dịch bệnh. Ngay từ đầu năm, Công ty TNHH Namiwa Kim Bôi (xã Đông Bắc) khảo sát nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp. Do đó, mặc dù doanh thu giảm so với các năm trước nhưng không xảy ra tình trạng tồn kho đối với sản phẩm nước uống Mường Động.
Năm 2021, huyện đăng ký 3 sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, gồm: Cơm lam Mường Động, chủ thể hộ ông Phạm Hồng Sơn (thị trấn Bo); cam V2 Hà Anh, chủ thể trang trại nhà vườn sinh thái Hà Anh (xã Kim Lập); cam Mường Động, HTX nông nghiệp và thương mại Mường Động (xã Tú Sơn). Để hỗ trợ chủ thể chuẩn hóa, hoàn thiện sản phẩm, Văn phòng Điều phối NTM huyện phối hợp với đơn vị tư vấn hướng dẫn từng chủ thể làm hồ sơ thông qua hình thức trực tuyến, trực tiếp; tổ chức các lớp tập huấn online về chuyển đổi số trong quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP; hỗ trợ hoàn thiện bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc...
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Anh, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện trăn trở: Cùng với những kết quả đạt được, khó khăn lớn nhất trong thực Chương trình OCOP của huyện là vấn đề lựa chọn sản phẩm tham gia đánh giá, xếp hạng trong những năm tiếp theo. Mặc dù huyện có nhiều sản phẩm tiềm năng nhưng thực tế các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa mặn mà tham gia chương trình. Vấn đề nâng sao OCOP gặp nhiều trở ngại do dịch Covid-19 bùng phát, các chủ thể thiếu vốn đầu tư dây chuyền sản xuất. Mặt khác, nhiều cơ sở đủ tiềm lực kinh tế nhưng lại không mua được dây chuyền sản xuất. Khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới, huyện tổ chức khảo sát những sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP để tham gia đánh giá lại. Đối với những sản phẩm lợi thế của địa phương huyện sẽ hỗ trợ, hoàn thiện tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, VietGAP, hữu cơ... Tăng cường tuyên truyền để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhất là thành phần kinh tế tập thể, HTX hiểu về tầm quan trọng của chương trình để tham gia.
Thu Thủy
Chiều 7/12, Bộ Giao thông vận tải cho biết, đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch khôi phục các chuyến bay thương mại thường lệ chở khách quốc tế vào Việt Nam. Theo đó, Bộ đề xuất thí điểm bay quốc tế thường lệ bắt đầu từ ngày 15/12 tới.
(HBĐT) - Chiều 7/12, UBND tỉnh tổ chức họp thường kỳ, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao; công tác phòng chống dịch (PCD) Covid-19; cho ý kiến vào các dự thảo tờ trình về phát triển KT-XH và nhiều nội dung quan trọng khác phục vụ công tác lãnh đạo, điều hành của UBND tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
(HBĐT) - Chương trình VCIC CONNECT "Chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư và xúc tiến thị trường" do Ban quản lý dự án "Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam” (VCIC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng Hội LHPN Việt Nam tổ chức đã lựa chọn được 23 dự án đủ tiêu chí tham gia chương trình.
(HBĐT) - Ngày 7/12, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (KTTT, HTX) tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW và 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012 trong lĩnh vực phi nông nghiệp (PNN). Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương. Dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch UB T.Ư MTTQ Việt Nam; Hầu A Lềnh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành T.Ư. Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.
Ngày 7/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Nghị định 108/2021/NQ-CP về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hàng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng trước ngày 1/1/2022.
(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mai Châu đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế vùng khó khăn nhằm nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).