(HBĐT) - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Mai Châu đã tranh thủ các nguồn lực đầu tư, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển kinh tế vùng khó khăn nhằm nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).


Ngầm tràn Nà Pương, xóm Xô, xã Nà Phòn (Mai Châu) được đầu tư xây dựng tạo thuận lợi cho Nhân dân đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Huyện có 10 xã vùng III, 7 xóm ở các xã vùng II thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK). 88,04% dân số là ĐBDTTS. Bám sát đặc thù địa bàn vùng cao, đa dân tộc nên việc thực hiện chính sách dân tộc, phát triển đời sống ĐBDTTS luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp xác định là nhiệm vụ trọng yếu. Huyện đã tập trung hỗ trợ người dân phát triển sản xuất; quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai tốt các chính sách dân tộc. Các chính sách được triển khai trên địa bàn các xã ĐBKK đã đem lại hiệu quả thiết thực, cải thiện đời sống Nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần phát triển KT-XH địa phương. Tại các xã thụ hưởng chính sách, hàng năm hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm trên 3%. Đưa chúng tôi đến ngầm Nà Pương, anh Lường Văn Long, Trưởng xóm Xô, xã Nà Phòn cho biết: Ngầm tràn Nà Pương được xây dựng và bàn giao cuối năm 2020 giúp cho việc đi lại của bà con thuận lợi. Từ các chương trình, dự án của chính sách dân tộc, bà con vùng ĐBKK được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đời sống ổn định, phát triển hơn.

Chủ động khai thác các nguồn lực, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án để hỗ trợ người dân sản xuất, phát triển hạ tầng KT-XH được huyện quan tâm triển khai hiệu quả, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn. Giai đoạn 2019-2020, tổng vốn đầu tư cho chương trình phát triển KT-XH các xã, xóm ĐBKK, vùng ĐBDTTS trên địa bàn huyện gần 25 tỷ đồng. Từ nguồn vốn, huyện tập trung đầu tư xây dựng 41 công trình gồm nhà lớp học, đường giao thông, thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng và duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư. Nhiều chính sách khác đối với vùng ĐBDTTS cũng được thực hiện có hiệu quả như: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ DTTS và hộ nghèo ở xã, thôn, bản ĐBKK. Các công trình đầu tư xây dựng đã đem lại hiệu quả trong việc phục vụ sản xuất và dân sinh tại các thôn, xóm ĐBKK, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đi lại, phát triển sản xuất, người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội tốt hơn, không những đảm bảo cho công tác giảm nghèo và phát triển KT-XH bền vững, ổn định an ninh trật tự, giữ vững AN-QP của địa phương. Năm 2021, huyện tập trung triển khai các công trình chuyển tiếp từ năm trước, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng vùng đồng bào DTTS chuẩn bị cho năm 2022 và giai đoạn 2021-2025.

Đồng chí Hà Nguyễn Thanh Quang, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện cho biết: Các chương trình, dự án chính sách dân tộc luôn được tỉnh, huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện. Cơ sở vật chất từng bước được đầu tư hoàn thiện, các mô hình hỗ trợ sản xuất triển khai hiệu quả, công tác giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe Nhân dân chuyển biến tích cực… Qua đó, góp phần cải thiện bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân vùng ĐBDTTS. Trong giai đoạn tới, huyện tiếp tục tập trung, rà soát, đánh giá thực trạng phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi, trên cơ sở đó, theo nội dung các dự án thành phần, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện.

Nhờ triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, diện mạo vùng ĐBDTTS huyện Mai Châu dần đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện. Huyện tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa chống dịch, vừa phát triển KT-XH, trong đó chăm lo phát triển đời sống ĐBDTTS; lồng ghép các chương trình hỗ trợ gắn với định hướng phát triển sản xuất cho đồng bào theo hướng hiệu quả, bền vững.

Đỗ Hà


Các tin khác


Tháng 11, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 515,2 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, trong tháng 11, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 515,2 tỷ đồng, bằng 6% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Lũy kế 11 tháng năm 2021, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 4.209,7 tỷ đồng, bằng 97% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và 83% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh.

Hiến kế tìm không gian, dư địa cho phục hồi, phát triển bền vững

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 diễn ra sáng 5/12, quy tụ 20 diễn giả là các vị chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong nước và quốc tế, cùng hàng trăm đại biểu, đại diện các cơ quan Chính phủ, Quốc hội là những cơ quan xây dựng chính sách. Các ý kiến đều tập trung vào các khuyến nghị, đề xuất chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội bền vững trong giai đoạn tới.

Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi

(HBĐT) - Ngành chăn nuôi của tỉnh đang chuyển biến tích cực, từ chăn nuôi nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại, gia trại; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được hình thành và hoạt động hiệu quả. Song, chưa đảm bảo các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất chăn nuôi còn chậm, chưa đồng bộ; thị trường tiêu thụ không ổn định… Để khắc phục những hạn chế trên, tỉnh đang đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.

Dự án liên kết vùng tạo đà giúp huyện Kim Bôi bứt phá

(HBĐT) - Dự án đầu tư tuyến đường Mông Hoá (TP Hoà Bình) - trung tâm huyện Kim Bôi nằm trong dự án đường liên kết vùng Hoà Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hoà Bình - Mộc Châu) đang được các đơn vị của tỉnh tích cực hoàn thiện về mặt thủ tục để sớm được triển khai. Con đường có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh nói chung, góp phần khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện Kim Bôi nói riêng.

Phát triển kinh tế dưới tán rừng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc

(HBĐT)- Sáng 3/12, tại tỉnh Lai Châu, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị Phát triển kinh tế dưới tán rừng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB). Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 12 điểm cầu. Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh.

Huyện Lương Sơn: Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu

(HBĐT) - Huyện Lương Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tiếp tục được huyện tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, đi vào chiều sâu bằng việc giữ vững các tiêu chí và triển khai kế hoạch xây dựng xã NTM nâng cao đến 10/10 xã. Theo đó, công tác tuyên truyền được các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh, tạo sự đồng thuận trong toàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục