(HBĐT) - Để thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa (ĐTH) của tỉnh đạt 38%, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai các giải pháp về quy hoạch, quản lý quy hoạch. Bên cạnh đó, cải cách hành chính, thu hút đầu tư, huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển các dự án bất động sản (BĐS), nhà ở, đô thị sinh thái, quản lý đất đai theo quy hoạch, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, phát triển đô thị gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
Tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án phát triển nhà ở đô thị. Ảnh: Thành phố Hòa Bình phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại II trước năm 2025.
Hòa Bình là tỉnh có xuất phát điểm thấp, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh thấp hơn bình quân của cả nước. NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh đề ra mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ ĐTH của tỉnh đạt 25%. Với sự tập trung chỉ đạo các giải pháp về quy hoạch, quản lý quy hoạch, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, triển khai hoàn thành nhiều dự án, công trình trọng điểm; cũng như chỉ đạo sáp nhập đơn vị hành chính, chuyển dịch dân cư nông thôn thành dân cư đô thị, tỷ lệ ĐTH của tỉnh từng bước được nâng lên, từ 14,53% (năm 2015) đạt 23,01% (năm 2019), đến năm 2020 đạt 28,69%, tăng thêm so với đầu nhiệm kỳ 14,16%, hoàn thành và vượt 114,76% chỉ tiêu NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
Thực hiện chỉ tiêu NQĐH Đảng bộ tỉnh phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ ĐTH của tỉnh đạt 38%, tỉnh quyết liệt chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, tổ chức giải quyết nút thắt trong giải phóng mặt bằng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư trong và ngoài ngân sách, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án, công trình trọng điểm, tạo sức lan tỏa thúc đẩy thương mại, dịch vụ. Chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện các giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, tạo quỹ đất sạch thu hút dự án đầu tư, hỗ trợ sớm đưa các dự án vào khai thác, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối, nâng cao tỷ lệ ĐTH của tỉnh. Năm 2021, ngành chức năng đã tham mưu UBND tỉnh nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; quản lý cảnh quan, kiến trúc; quản lý thị trường BĐS, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị; tập trung triển khai thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh đến năm 2030… Đến hết năm 2021, tỷ lệ ĐTH toàn tỉnh ước đạt 31,6%, tỷ lệ dân số thành thị được cấp nuớc sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 91,22%.
Đồng chí Trần Hải Lâm, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ ĐTH của tỉnh đạt 38%; nâng cấp đô thị TP Hòa Bình đạt tiêu chí loại II, huyện Lương Sơn cơ bản đạt các tiêu chí thị xã, thị trấn Mai Châu và các xã phụ cận, thị trấn Chi Nê, thị trấn Mãn Đức đạt tiêu chí đô thị loại IV, các thị trấn được mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại V... đòi hỏi sự phấn đấu rất cao của các cấp, ngành, địa phương. Hiện nay, các ngành chức năng tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị; năng lực quản lý, quy hoạch đô thị; giải pháp về phát triển thị trường BĐS; phát triển đô thị bằng dự án, chương trình lớn, có sức lan tỏa; phát triển đô thị thông minh, tăng trưởng xanh...
Sở Xây dựng phối hợp tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai các giải pháp về phát triển đô thị, nhà ở, thực hiện rà soát, quản lý hiệu quả quỹ đất, đấu giá đất theo quy định. Nghiên cứu và thực hiện cơ chế huy động nguồn lực để Nhà nước giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án BĐS trọng điểm, có sức lan tỏa, nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách, tăng tỷ lệ ĐTH. Tập trung thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, phát triển đô thị theo hướng đô thị sinh thái. Bên cạnh đó, cần rà soát, quản lý chặt chẽ các dự án đầu tư, thu hồi những dự án không hiệu quả. Xem xét thu hẹp hoạt động khai thác tài nguyên đá để tạo không gian sinh thái cho phát triển đô thị; tăng cường việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thực hiện các giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn do quá trình phát triển đô thị sẽ làm dịch chuyển lao động mạnh sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Huy động mọi nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, tham gia phát triển nhà ở, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh thị trường BĐS; bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số, xây dựng nhà ở phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển nhà ở của tỉnh và đặc điểm của từng địa bàn dân cư, tiến tới mọi người dân có chỗ ở...
Đối với năm 2022, tỉnh tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đầu tư từ ngân sách, tăng cường thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước theo hình thức đối tác công tư, các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH, hạ tầng đô thị; khuyến khích, ưu tiên các nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị; tạo nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng các khu đất có lợi thế về thương mại, BĐS để có kinh phí đầu tư hạ tầng đô thị; chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông, lâm nghiệp sang thương mại, dịch vụ du lịch; ưu tiên phát triển đô thị động lực như TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn và các đô thị thị trấn; điều hành tốt thị trường BĐS, coi thị trường BĐS là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các biện pháp kích thích vào đất đai, tạo lập các công trình, nhà xưởng, hạ tầng đô thị…
(HBĐT) – Chiều 14/12, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc về công tác triển khai Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Tham dự có các đồng chí là thành viên Tổ công tác hỗ trợ thực hiện chuẩn bị đầu tư dự án; Ban Quản lý đầu tư các công trình giao thông tỉnh; đại diện công ty tư vấn.
(HBĐT) – Ngày 14/12, sau khi khảo sát thực tế tại xã Liên Sơn, đoàn giám sát của UB MTTQ tỉnh do đồng chí Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Lương Sơn về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
(HBĐT) – Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống KT-XH. Cùng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh không chỉ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, đóng góp vào công tác phòng, chống dịch (PCD), mà còn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) tiêu thụ nông sản (TTNS) trong mùa dịch.
(HBĐT) – Dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các chủ đầu tư, đến ngày 30/9, tổng số vốn kế hoạch đầu tư công (ĐTC) năm 2021 của tỉnh giải ngân đạt 62% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao, đạt mục tiêu Thủ tướng yêu cầu đến ngày 30/9/2021, giải ngân phải đạt tối thiểu 60% kế hoạch vốn được giao từ đầu năm. Tuy nhiên, sau 2 tháng, tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC tăng không nhiều. Câu chuyện giải ngân chậm tiến độ đang quay trở lại và việc không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn ĐTC rất dễ xảy ra nếu không có sự vào cuộc mạnh mẽ, trách nhiệm hơn nữa của các chủ đầu tư.
(HBĐT) – Tại Hà Nội, Báo điện tử VTC News phối hợp Ban Quản lý dự án về "Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương” tại Việt Nam và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF Việt Nam) vừa tổ chức buổi tập huấn trực tuyến nhằm nâng cao năng lực truyền thông báo chí trong quản lý rác thải nhựa (RTN) với chủ đề "Trách nhiệm của doanh nghiệp đóng góp cho kinh tế tuần hoàn và giảm RTN”.
(HBĐT) – Năm 2021 đối mặt với những khó khăn, dịch bệnh, song đã ghi nhận sự cố gắng của Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả trong phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. BCH Đảng bộ tỉnh tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm, tập trung chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng tỉnh phát triển nhanh, bền vững, chăm lo tốt hơn đời sống Nhân dân.