(HBĐT) – Dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các chủ đầu tư, đến ngày 30/9, tổng số vốn kế hoạch đầu tư công (ĐTC) năm 2021 của tỉnh giải ngân đạt 62% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao, đạt mục tiêu Thủ tướng yêu cầu đến ngày 30/9/2021, giải ngân phải đạt tối thiểu 60% kế hoạch vốn được giao từ đầu năm. Tuy nhiên, sau 2 tháng, tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC tăng không nhiều. Câu chuyện giải ngân chậm tiến độ đang quay trở lại và việc không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn ĐTC rất dễ xảy ra nếu không có sự vào cuộc mạnh mẽ, trách nhiệm hơn nữa của các chủ đầu tư.
Từ nguồn vốn đầu tư công được phân bổ, đường tỉnh 435, đoạn TP Hòa Bình - Bình Thanh (Cao Phong) được đầu tư mở rộng, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Kế hoạch ĐTC vốn ngân sách Nhà nước năm 2021 của tỉnh được TTCP giao 3.781 tỷ đồng. Số kế hoạch vốn đã được HĐND tỉnh thông qua là 4.086 tỷ đồng, trong đó, nguồn thu xổ số kiến thiết giao tăng 2 tỷ đồng, vốn đầu tư khác tăng 170 tỷ đồng, nguồn thu sử dụng đất tăng 200 tỷ đồng. UBND tỉnh đã phân bổ, giao chi tiết kế hoạch vốn ĐTC cho các dự án là 4.086 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch vốn TTCP giao và đạt 100% kế hoạch vốn HĐND tỉnh thông qua.
Giải ngân vốn ĐTC được xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư… Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương, Ban quản lý dự án chuyên ngành của tỉnh và các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân kế hoạch ĐTC năm 2021 theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ. Đồng thời, thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân do 1 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, xử lý các điểm nghẽn trong công tác giải ngân. Định kỳ, UBND tỉnh tổ chức họp với các chủ đầu tư nhằm kịp thời nắm bắt, rà soát, chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc và yêu cầu các chủ đầu tư cam kết tiến độ giải ngân.
Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, tính đến ngày 30/11/2021, tổng số kế hoạch vốn đã giải ngân là 2.456,6 tỷ đồng, đạt 65% kế hoạch vốn TTCP giao và 60% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết cho các dự án. Cụ thể: Vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 1.703,4 tỷ đồng, đạt 79% kế hoạch TTCP giao và 69% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án (so với số kế hoạch vốn đã giao chi tiết cho các dự án, vốn đầu tư theo tiêu chí, định mức giải ngân đạt 71%, nguồn thu sử dụng đất đạt 66%, nguồn xổ số kiến thiết đạt 63%, vốn đầu tư khác đạt 98%). Đối với vốn ngân sách T.Ư trong nước mới giải ngân 474,5 tỷ đồng, đạt 53% kế hoạch TTCP giao. Vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 278,7 tỷ đồng, đạt 38% kế hoạch vốn giao.
Báo cáo UBND tỉnh về công tác giải ngân vốn ĐTC, đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Trong tháng 12, đối với vốn NSNN theo kế hoạch TTCP giao, tỉnh còn phải giải ngân 1.362 tỷ đồng; đối với kế hoạch HĐND tỉnh giao phải giải ngân 1.667 tỷ đồng nữa. Muốn vậy, chúng ta phải hoàn thành khối lượng để thanh toán chậm nhất vào tháng 1/2022. Do đó, đề nghị các huyện và các chủ đầu tư tập trung thực hiện công tác giải ngân. Đối với vốn giai đoạn 2016 - 2020 chuyển sang năm 2021, 2022 đã cơ bản giải ngân xong từ 9 tháng năm nay. Ở đây còn nguồn vốn phân bổ năm 2021 mới được giao chi tiết ngày 30/9/2021, sau khi kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được duyệt. Đây là vốn bố trí cho các dự án khởi công mới trong năm 2021 với 35 danh mục công trình, số vốn 720 tỷ đồng. Hiện, tỉnh tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục để điều chỉnh. Vừa qua, Sở KH&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn ĐTC cho các dự án có khả năng thực hiện.
Ngoài ra, tìm hiểu thực tế được biết, khó khăn, vướng mắc nữa trong giải ngân là các dự án chuyển tiếp đã quá thời hạn bố trí vốn thuộc lĩnh vực AN-QP mới được giao vốn ngày 1/11/2021, làm giảm tỷ lệ giải ngân vốn so với kế hoạch TTCP giao. Đồng thời, có một số dự án đã hoàn thành, không sử dụng hết kế hoạch vốn được giao do không dùng hết chi phí dự phòng, có nhu cầu điều chỉnh, bổ sung các hạng mục dự án để tiếp tục thực hiện, vì vậy đã ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ĐTC chung của tỉnh. Một số dự án chậm hoàn thiện các thủ tục đầu tư như: điều chỉnh dự án, tổ chức đấu thầu…, nhất là những dự án ODA đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Để đảm bảo tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn được giao năm 2021, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, chủ đầu tư tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn ĐTC theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, TTCP và lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố phối hợp cơ quan liên quan đẩy mạnh tăng thu nguồn thu sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết để có vốn bố trí cho các dự án ĐTC triển khai thực hiện. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời đề xuất phương án giải quyết khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn ĐTC của các công trình, dự án. Đồng thời, chỉ đạo triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư dự án khởi công mới để sớm thi công, đảm bảo đến ngày 31/1/2022 đạt tỷ lệ giải ngân 100% kế hoạch vốn đã được UBND tỉnh giao và điều chỉnh theo cam kết.
(HBĐT) - Tối 11/12, Công ty CP Thành An Hòa Bình đã tổ chức khai trương Đại lý 3S Hyundai Hòa Bình tại Km5, QL6, Phố Ngọc, phường Trung Minh (TP Hòa Bình). Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
(HBĐT) - Vừa qua, Chương trình VCIC Connect "Chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư và xúc tiến thị trường” do Ban quản lý dự án "Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam” (VCIC) phối hợp cùng Hội LHPN Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao công nghệ (VTTC) tổ chức theo hình thức trực tuyến nhằm tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu khoa học, tài sản trí tuệ với tiềm năng thương mại hóa được tiếp cận, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.
(HBĐT) - Chủ động thích ứng với dịch Covid-19, các cấp, ngành chức năng huyện Lạc Thủy tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn và Voso.vn. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; tạo kênh phân phối mới để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hóa.
(HBĐT) - Trước đây, do thiếu vốn để phát triển kinh tế nên nhiều hộ trên địa bàn huyện Yên Thủy loay hoay mãi trong đói, nghèo. Từ khi được tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít hộ dân nơi đây đã thoát khỏi nghèo đói vươn lên làm giàu.
(HBĐT) - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), cùng với chú trọng phát triển hạ tầng KT-XH, những năm qua, các địa phương đặc biệt quan tâm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với XDNTM. Từ đó, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản; sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.
(HBĐT) - Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), khu vực nông thôn miền núi của tỉnh đã được "thay áo mới". Nỗi lo sợ khi phải đi trên những tuyến đường gập ghềnh đất đá, chênh vênh đèo dốc dần xóa mờ. Sự ái ngại khi thấy những lớp học, trạm y tế cũ kỹ, xập xệ, hay những mái nhà liêu xiêu, trống hơ trống hoác gần như không còn. Cuộc sống mới cùng khát vọng phát triển đang hiện hữu ở mỗi miền quê.