(HBĐT) – Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống KT-XH. Cùng nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh không chỉ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, đóng góp vào công tác phòng, chống dịch (PCD), mà còn triển khai nhiều chương trình hỗ trợ hội viên nông dân (HVND) tiêu thụ nông sản (TTNS) trong mùa dịch.



Cửa hàng nông sản an toàn Sông Đà (TP Hòa Bình) là một trong những điểm tập kết, tiêu thụ nông sản cho nông dân trong và ngoài tỉnh.

Trong tháng 6/2021, sau khi được HND tỉnh khảo sát thực tế, gửi thư ngỏ kêu gọi hỗ trợ nông dân TTNS đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong tỉnh. Chỉ trong 3 ngày (từ ngày 28 - 30/6), trên 20 tấn rau su su, củ cải, bí xanh của HTX và các cơ sở sản xuất khác đã được HND tỉnh hỗ trợ tiêu thụ nhanh chóng. Ông Bùi Thành Sơn, Giám đốc HTX nông nghiệp xanh Kim Bôi, xã Đú Sáng (Kim Bôi) cho biết: Qua hoạt động kết nối, bí xanh được bán đúng giá nông dân mong muốn, góp phần hạn chế thiệt hại về kinh tế cho các nông hộ do ảnh hưởng của dịch bệnh. Hơn nữa, nhờ được tiêu thụ đúng thời điểm nên bí xanh vẫn giữ được chất lượng.

Thời gian qua, trước ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết đầu ra cho nông sản, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống. T.Ư Hội Nông dân Việt Nam đã phát động chương trình "Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch”. Hưởng ứng chương trình, BTV HND tỉnh ban hành các văn bản về triển khai công tác hỗ trợ TTNS cho HVND; tập trung triển khai Kế hoạch số 256-KH/HNDT, ngày 31/8/2021 về thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU của BTV Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với HND các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân (HTND) phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025”.

 Chương trình "Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch” được các cấp HND tỉnh tập trung 4 nội dung, giải pháp: Khảo sát nhu cầu nông sản cần tiêu thụ của các huyện, thành phố; triển khai chuỗi, điểm bán "Kết nối tiêu thụ nông sản” trực tiếp; triển khai giải pháp kết nối TTNS trực tuyến; tổ chức các hội nghị tập huấn kỹ năng bán nông sản trực tuyến. Hội cũng tiến hành ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ TTNS với các đơn vị; chủ động xây dựng chương trình ký kết phối hợp với các doanh nghiệp quản lý sàn thương mại điện tử như Postmart.vn; Voso.vn để hỗ trợ đưa các hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tham gia.

Hoạt động liên kết hỗ trợ "tiêu thụ chéo” nông sản cho nông dân các địa phương. Thông qua Trung tâm HTND các tỉnh, nông sản từ một số tỉnh, thành phố được vận chuyển về tỉnh và phân phối, tiêu thụ tại các cửa hàng nông sản an toàn như: Các loại hải sản (Quảng Ninh); hành khô (Sóc Trăng), vải thiều (Bắc Giang); xoài, mận (Sơn La). Tương tự, đối với nông sản của tỉnh, các cấp Hội chủ động khảo sát nhu cầu hỗ trợ TTNS từ 1 tháng trước thời điểm thu hoạch, dự tính trước sản lượng, giá cả. Từ đó, chỉ đạo thông tin, quảng bá sản phẩm để doanh nghiệp, HTX các tỉnh, thành chủ động đăng ký số lượng tiêu thụ khi có nhu cầu.

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh trên facebook, trang fanpage, website của Hội đã thực sự tạo nên hiệu ứng tích cực, góp phần giới thiệu và TTNS hiệu quả. Các cửa hàng bán thực phẩm, nông sản sạch do Hội hỗ trợ xây dựng tuy chưa nhiều nhưng đã phát huy tốt vai trò cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; đồng thời cũng là địa điểm tập kết, TTNS cho nông dân trong và ngoài tỉnh.  

Với việc triển khai đa dạng hoạt động HTND, trong hơn 1 năm qua, HND tỉnh đã liên kết, phối hợp hỗ trợ tiêu thụ trên 120 tấn rau, củ, quả cho nông dân các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc…; hàng chục tấn cam hữu cơ cho nông dân huyện Cao Phong; tiêu thụ chéo hàng chục tấn cam sành Hà Giang, vải thiều Bắc Giang, rau sạch Hà Nội và nhiều nông sản của tỉnh Ninh Bình… Đến nay, toàn tỉnh có 4 cửa hàng cung cấp nông sản an toàn tại các huyện Lương Sơn, Mai Châu, Kim Bôi và TP Hoà Bình được HND tỉnh phối hợp, hỗ trợ xây dựng.


Thu Hằng

Các tin khác


Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 40.547 tỷ đồng

(HBĐT) - Thời gian qua, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng tích cực theo dõi diễn biến cung cầu, thị trường giá cả, thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung, cầu nhằm bình ổn giá thị trường; giá cả những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân.

Khai trương Đại lý 3S Hyundai Hoà Bình

(HBĐT) - Tối 11/12, Công ty CP Thành An Hòa Bình đã tổ chức khai trương Đại lý 3S Hyundai Hòa Bình tại Km5, QL6, Phố Ngọc, phường Trung Minh (TP Hòa Bình). Tới dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. 

2 dự án xuất sắc của Hòa Bình được chương trình “Chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư và xúc tiến thị trường” lựa chọn đầu tư

(HBĐT) - Vừa qua, Chương trình VCIC Connect "Chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư và xúc tiến thị trường” do Ban quản lý dự án "Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam” (VCIC) phối hợp cùng Hội LHPN Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao công nghệ (VTTC) tổ chức theo hình thức trực tuyến nhằm tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân có kết quả nghiên cứu khoa học, tài sản trí tuệ với tiềm năng thương mại hóa được tiếp cận, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư.

Nông sản Lạc Thủy “bén duyên” với sàn thương mại điện tử

(HBĐT) - Chủ động thích ứng với dịch Covid-19, các cấp, ngành chức năng huyện Lạc Thủy tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn và Voso.vn. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn; tạo kênh phân phối mới để mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, hàng hóa.

Huyện Yên Thủy: Vượt lên nghèo khó nhờ điểm tựa vốn chính sách

(HBĐT) - Trước đây, do thiếu vốn để phát triển kinh tế nên nhiều hộ trên địa bàn huyện Yên Thủy loay hoay mãi trong đói, nghèo. Từ khi được tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít hộ dân nơi đây đã thoát khỏi nghèo đói vươn lên làm giàu.

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), cùng với chú trọng phát triển hạ tầng KT-XH, những năm qua, các địa phương đặc biệt quan tâm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với XDNTM. Từ đó, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản; sản xuất theo hướng hàng hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục