(HBĐT) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 7,8%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; thu nhập bình quân đầu người được cải thiện với mức 51,5 triệu đồng/người; chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai hiệu quả; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững… Đó là những thành quả quan trọng cho thấy huyện Cao Phong đã quyết tâm vượt khó, hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2021.


Niên vụ 2021 - 2022, cam Cao Phong đạt sản lượng trên 22 nghìn tấn, được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Huyện Cao Phong vốn có thế mạnh nổi bật về sản xuất nông nghiệp với những nông sản chủ lực có giá trị kinh tế cao như cam, quýt, mía... Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, giá thành các mặt hàng nông sản chủ lực đều giảm, việc các địa phương thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và đời sống. Đặc biệt, khi bước vào vụ thu hoạch cây ăn quả có múi, áp lực tiêu thụ sản phẩm lớn vì rơi đúng thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Niên vụ 2021 - 2022, toàn huyện có tổng diện tích trên 1.917 ha cây ăn quả có múi, sản lượng ước đạt trên 22.000 tấn. 

Quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, trong tháng 10/2021, UBND huyện đã phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức 2 lớp đào tạo, tập huấn đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn cho 85 hộ sản xuất nông nghiệp và 5 hợp tác xã; tổ chức hội thảo tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn giao dịch điện tử kết nối 63 tỉnh, thành phố với trên 15.000 điểm bán. Cùng với đó, huyện tích cực kết nối các sàn thương mại điện tử như Voso, Sendo... để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong. Quá trình triển khai bước đầu tiếp cận được các kênh bán hàng trực tuyến. Qua đó, mở thêm cơ hội cho nông dân giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng cả nước, đồng thời hỗ trợ tiêu thụ, tránh bị tư thương ép giá trong giai đoạn dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp.

Nhìn lại năm 2021, huyện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch Covid-19 gây ra. Dịch bệnh kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt KT-XH. UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt các nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn, chủ động ứng phó với những yếu tố bất lợi. Các nhóm giải pháp nhìn chung bám sát tình hình thực tế và định hướng chỉ đạo trong Nghị quyết số 01-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021; Nghị quyết số 16/NQ-HĐND của HĐND huyện về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021. Đặc biệt, UBND huyện đã kịp thời phát động phong trào thi đua thực hiện "mục tiêu kép”: Vừa phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả vừa phấn đấu thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT-XH năm 2021.

Đồng chí Quách Văn Ngoan, Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Quyết tâm thực hiện "mục tiêu kép” được hiện thực hóa bằng các chương trình hành động cụ thể, thu hút sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân. Song song với quyết tâm phòng, chống dịch, huyện tích cực triển khai các giải pháp phục hồi, phát triển KT-XH, trọng tâm là tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội. Kết quả, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 ước đạt 7,8%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ - thương mại đạt khoảng 976 tỷ đồng (đạt 109% so với năm 2020, đạt 102,7% kế hoạch năm). Huyện tăng cường xúc tiến đầu tư, thúc đẩy các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng và xây dựng nông thôn mới. Trong bối cảnh có nhiều thách thức, an sinh xã hội tiếp tục được chăm lo tốt hơn, huyện tiếp tục giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội… Đó là những thành quả nổi bật và toàn diện, cho thấy thành công bước đầu của huyện trong nỗ lực thực hiện "mục tiêu kép”, đồng thời, tạo đà phát triển thuận lợi để Cao Phong tiếp tục hướng tới những mục tiêu tốt đẹp trong năm 2022.

Thu Trang


Các tin khác


Kiểm soát tốc độ tăng CPI dưới 4%

Năm 2021 có rất nhiều thách thức trong công tác quản lý giá cả thị trường, khi mà Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ đặt ra nhiệm vụ về công tác quản lý, điều hành giá phải bảo đảm hướng đến mục tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.

Chè Shan tuyết Trung Thành - sản phẩm OCOP 3 sao

(HBĐT)- Cây chè Shan tuyết đã gắn bó với người dân xã Trung Thành (Đà Bắc) từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đã có lúc, chè mọc thành rừng bạt ngàn trên đỉnh núi mờ sương. Khi đó, chè được trồng nhiều nhưng chưa thành hàng hóa. Những cây chè cổ thụ dần bị chặt hạ để trồng ngô, sắn.

Mật ong Lạc Lương - quà tặng từ thiên nhiên

(HBĐT) - Xóm Yên Tân, xã Lạc Lương (Yên Thủy) có diện tích đồi rừng khá lớn. Đây là điều kiện để người dân khai thác lợi thế, phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Nhiều năm trước, một số hộ trong xóm đã tự phát nuôi ong. Từ năm 2012, khi Dự án Giảm nghèo triển khai các chương trình hỗ trợ sinh kế ở vùng dự án, chấp thuận đề xuất của các nhóm hộ trong đầu tư, hỗ trợ, nghề nuôi ong lấy mật mới thực sự trở thành hướng đi rõ rệt, tiếp cận thị trường và kinh tế hàng hóa. Được hỗ trợ của Dự án Giảm nghèo, những hộ nuôi ong ở Yên Tân tham gia các lớp tập huấn KHKT, giúp việc chăm sóc, thu mật dễ dàng, hiệu quả hơn.

Động lực mới để tạo ra tăng trưởng

Trong chính sách phát triển doanh nghiệp, Chính phủ đã và đang từng bước đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào doanh nghiệp, hướng tới phát triển bền vững doanh nghiệp và đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.

Công tác thu ngân sách nhà nước: Thu đủ nhờ chuyển hướng linh hoạt

Báo cáo tình hình kết quả triển khai công tác quản lý thuế 11 tháng đầu năm, Tổng cục Thuế cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước lũy kế 11 tháng năm 2021 do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 1.180 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1% so với dự toán pháp lệnh và 7,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục