(HBĐT) - Vùng đất Lâm Sơn (Lương Sơn) có nghề truyền thống nuôi ong lấy mật. Năm 2020, mật ong và các sản phẩm từ ong của HTX ong mật Lâm Sơn được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Mật ong Lâm Sơn là sự kết tinh có hương vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, dần khẳng định được vị thế, vươn ra thị trường trong nước và hướng tới thị trường quốc tế.


Mật ong và các sản phẩm từ ong của HTX ong mật Lâm Sơn (Lương Sơn) được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.


"đất lành ong đậu”


Xã Lâm Sơn có tổng diện tích tự nhiên trên 3.500 ha, trong đó, 2.300 ha rừng tự nhiên, trên 300 ha cây ăn quả... Những tiềm năng, lợi thế đó đã đem lại nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề nuôi ong lấy mật. Năm 1984, Công ty ong T.Ư (nay là Công ty CP ong T.Ư) đặt cơ sở trên địa bàn xã với mục đích nghiên cứu, bảo tồn các giống ong quý và phát triển, kinh doanh các sản phẩm từ ong mật đã tạo cơ hội cho người dân địa phương được tiếp xúc với nghề nuôi ong lấy mật, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Ông Lê Đình Khuê, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX ong mật Lâm Sơn là người có gần 40 năm kinh nghiệm nuôi ong lấy mật. Ông chia sẻ: "Trước đây, khi nghề nuôi ong lấy mật chưa phổ biến, người dân sử dụng gốc cây đã được đục rỗng để làm đõ nuôi ong. Thu hoạch thủ công, vắt bằng tay để sử dụng trong gia đình hoặc làm quà biếu. Dần dần nghề nuôi ong phát triển, hình thành thương hiệu mật ong Lâm Sơn có hương vị đặc trưng với vị ngọt thanh, sánh, màu nâu cánh gián”.

Với lợi thế thiên nhiên ban tặng cùng kinh nghiệm tích lũy, người dân Lâm Sơn đã khai thác hiệu quả nguồn ong giống tại địa phương. Tùy theo từng mùa, người nuôi ong linh hoạt di chuyển đàn ong đến các vùng có nguồn hoa dồi dào đảm bảo cung cấp đủ phấn và mật phụ. Đồng thời, chú trọng chăm sóc, nuôi dưỡng, tạo cho đàn ong khỏe để thu hoạch mật năng suất cao. Song song với đó từng bước cải tiến phương pháp, áp dụng hiệu quả KHKT vào quá trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mật ong.

Xây dựng và phát triển thương hiệum ật ong Lâm Sơn

Trên địa bàn xã hiện có trên 40 hộ phát triển nghề nuôi ong lấy mật với trên 3.000 đàn. Những năm trước, quy mô, hình thức sản xuất còn nhỏ lẻ; chưa liên kết thành các nhóm hộ để mở rộng sản xuất, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm từ ong mật. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, năm 2015, tổ hợp tác, HTX ong mật Lâm Sơn được thành lập với 16 thành viên, quy mô trên 1.000 đàn ong. Với cách làm mới, sáng tạo, thay đổi tư duy trong sản xuất, áp dụng công nghệ hiện đại, khai thác sản phẩm bằng máy quay ly tâm nên mật ong Lâm Sơn có ưu điểm vượt trội về chất lượng, giá thành hợp lý, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Sản lượng bình quân hàng năm của HTX ong mật Lâm Sơn đạt khoảng 10.000 lít, giá bình quân 200.000 đồng/lít. Ngoài ra, một số sản phẩm khác được chế biến, sản xuất từ ong như phấn hoa, sữa ong chúa, sáp ong cũng được thị trường ưa chuộng.

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng mật ong, HTX đã đưa các sản phẩm từ mật ong lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn. Đây được xem là một kênh phân phối mới thông qua việc kinh doanh, bán hàng trực tuyến. Từ đó kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ, bắt kịp xu thế kinh doanh thời công nghệ 4.0. Ngoài ra, HTX xây dựng chiến lược cụ thể, chủ động liên kết với các công ty dược, cơ sở chế biến các sản phẩm từ ong. Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu sản phẩm mật ong Lâm Sơn trên các kênh truyền thông đại chúng; xây dựng, thiết kế bao bì, nhãn mác hấp dẫn người tiêu dùng.

Đồng chí Lê Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Lâm Sơn cho biết: "Cấp ủy, chính quyền xã khuyến khích HTX ong mật Lâm Sơn mở rộng quy mô, kết nạp thêm hội viên tham gia. Xã đã đề xuất các ban, ngành liên quan hỗ trợ nguồn kinh phí lắp đặt hệ thống máy lắng lọc hạ thủy phần trong sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng mật ong. Quy hoạch xây dựng cơ sở, cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên địa bàn nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Qua đó từng bước nâng tầm, khẳng định giá trị mật ong Lâm Sơn trên thị trường trong nước, hướng đến xuất khẩu”.


Đức Anh


Các tin khác


Dấu ấn cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

(HBĐT) - Tờ lịch cuối cùng của năm Tân Sửu được bóc cũng là chuẩn bị khép lại một năm đầy chông gai, biến động bởi dịch bệnh, thiên tai đè nặng lên nền kinh tế. Nhiều dự định, kế hoạch lớn không thể thực hiện. Cũng không ít hoạt động bị ảnh hưởng, nhất là những hoạt động đối ngoại tập trung đông người. Tuy vậy, 2021 lại là năm ghi dấu ấn lớn trong sự đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh với phương châm linh hoạt, thích ứng, sát việc.

Vị Tết từ sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Tết đến, xuân về, bất cứ gia đình nào cũng tỉ mỉ lựa chọn những đặc sản địa phương để bầy mâm ngũ quả, chế biến món ăn và làm quà biếu. Những năm gần đây, sản phẩm OCOP trở nên quen thuộc đối với người dân trong tỉnh, tạo một nét riêng, làm nên cái "Tết OCOP”.

Ấm áp vùng quê nông thôn mới

(HBĐT) - Một mùa xuân mới lại về trải nắng vàng ấm áp trên mỗi cung đường, ngõ xóm. Gác lại lo toan thường nhật để rong ruổi đến các miền quê mới thấy cuộc sống đã thực sự đổi thay. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không khí đón năm mới có phần trầm lắng, song, niềm vui trước sự đổi mới, phát triển được ghi dấu. Không vui sao được khi trong bối cảnh khó khăn chồng chất, nhưng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, nhất là sự ủng hộ của người dân, năm 2021, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) đạt được kết quả ngoài mong đợi. Toàn tỉnh có thêm 9 xã về đích NTM, vượt 3 xã so với kế hoạch đề ra. Đáng nói, trong đó có tới 4 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn là Quyết Chiến, Gia Mô (Tân Lạc), Cao Sơn (Đà Bắc) và Hữu Lợi (Yên Thủy).

Ngọt thơm cam, bưởi Hòa Bình

(HBĐT) - Những ngày cuối năm, khi cái lạnh giá của mùa đông còn vương vấn, xuân về cũng là lúc ghi dấu thời khắc đất trời bắt đầu một vòng quay mới. Thời tiết còn chưa vội chuyển mình nhưng sắc xuân rực rỡ đã lan tỏa đến mọi nơi trên đất Mường, đặc biệt là ở những vùng trồng cam, trồng bưởi. Từng đoàn người, đoàn xe háo hức vào trải nghiệm vườn cam, vườn bưởi đã làm không khí trở nên vui tươi, rộn ràng. Không khí ấy đã sưởi ấm lòng người dân địa phương cũng như chính những du khách ghé thăm nơi đây.

Những dấu ấn xanh hy vọng

(HBĐT) - Có mặt tại Hòa Bình từ năm 2006, đến nay, tổ chức Good Neighbors International (GNI) không chỉ giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trao tặng vật phẩm thiết yếu, tài trợ xây dựng các công trình giáo dục mà còn hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cải thiện vệ sinh môi trường và nâng cao cơ hội tiếp cận nước sạch… để lại những dấu ấn xanh hy vọng tại nhiều thôn, xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Sắm Tết online - xu hướng mới trong mùa dịch

(HBĐT) - Đi chợ Tết - một thú vui không thể thiếu trong những ngày giáp Tết của các gia đình người Việt. Hình ảnh chợ truyền thống đông đúc, náo nhiệt, mua bán tấp nập với những hương vị đặc trưng của dịp Tết, đủ các gam màu rực rỡ tạo nên không khí vui tươi, nhộn nhịp khiến ai nấy đều xốn xang, háo hức và mong chờ. Thế nhưng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã làm nhiều người dân có tâm lý lo lắng, e dè khi mua sắm Tết tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại, siêu thị… Trước thực tế đó, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa tiết kiệm thời gian, công sức, hạn chế tiếp xúc thì hiện nay có nhiều người lựa chọn hình thức mua sắm trực tuyến (online).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục