(HBĐT) - Ngày 9/2, đoàn công tác của Sở NN&PTNT do đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở NN&PTNT làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp vụ chiêm xuân tại huyện Kim Bôi, Lạc Thủy và Lạc Sơn.
Đoàn công tác Sở NN&PTNT kiểm tra tình hình sản xuất tại thị trấn Bo (Kim Bôi).
* Tại huyện Kim Bôi
Toàn huyện đã gieo trên 110 tấn lúa giống, không có mạ bị chết rét. Ước đến ngày 8/2, toàn huyện đã làm đất khoảng 1.250 ha (đạt 53,2% kế hoạch), diện tích cấy trên 350 ha (đạt 14,9% kế hoạch). Diện tích cây màu đã trồng đạt trên 15% với khoảng 785 ha, chủ yếu là cây rau lấy quả, ngô... Huyện đã chỉ đạo các đơn vị cung cấp nước phối hợp các xã, thị trấn điều tiết nước phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân hợp lý, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nước, chuẩn bị mọi điều kiện cho công tác chống hạn. Các xã, thị trấn đã triển khai việc nạo vét kênh mương đảm bảo cho công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất vụ xuân năm 2022. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt 1 (tháng 4/2022).
Về công tác chăn nuôi thú y, tổng đàn trâu 19.540 con, đàn bò 8.045 con, đàn dê 5.610 con, đàn lợn 49.280 con, đàn gia cầm 532.330 con. Năm 2022, huyện có kế hoạch trồng 800 ha rừng. Huyện đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư hạ tầng về giao thông, thủy lợi phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất; ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp chất lượng cao.
Đoàn công tác đã kiểm tra tình hình sản xuất tại thị trấn Bo. Đoàn công tác lưu ý huyện cần chú trọng lồng ghép các nguồn vốn triển khai mô hình sản xuất nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
* Tại huyện Lạc Thuỷ
Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã gieo 52,6 tấn mạ, diện tích lúa đã cấy đạt trên 90,7% kế hoạch. Theo kế hoạch, cây lúa sẽ cấy xong trước ngày 28/2, các cây màu khác xong trước ngày 15/3. Các địa phương tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, có giá trị kinh tế cao. Về chăn nuôi, các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và thuỷ sản được triển khai ngay đầu vụ. Nuôi trồng thủy sản duy trì diện tích nuôi cá ao, hồ ổn định với 210 ha. Qua kiểm tra thực tế, cơ bản các công trình thủy lợi đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất...
Để đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2022, huyện kiến nghị tiếp tục được hỗ trợ kinh phí nâng cấp các công trình thủy lợi đã xuống cấp; kinh phí xây dựng các sản phẩm OCOP và cánh đồng VietGAP, sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm, thực hiện các chuỗi giá trị...
Đoàn công tác đã kiểm tra tình hình sản xuất tại 2 xã Hưng Thi, Phú Thành.
Quá trình kiểm tra, đoàn công tác đề nghị huyện Lạc Thuỷ tích cực trong công tác chỉ đạo sản xuất, đẩy mạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng; rà soát các hồ, đập, quản lý tốt nguồn nước; chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm...
Tại huyện Lạc Sơn:
Công tác kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất được thực hiện sớm ngay từ đầu vụ; các cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp để đảm bảo chất lượng vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất, đảm bảo đủ giống, vật tư, phân bón phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân năm 2022. Đến thời điểm này, toàn huyện đã làm đất khoảng 2.582 ha, đạt trên 74% KH, diện tích cấy trên 385 ha, đạt 11% KH tỉnh giao.
Trong khuôn khổ buổi làm việc, đoàn công tác cũng đã thăm mô hình trồng gừng, trồng chuối tiêu hồng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại xã Ân Nghĩa. Qua đó đánh giá tiềm năng, lợi thế và mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm của địa phương, định hướng những giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong khâu liên kết và tiêu thụ cho người dân và doanh nghiệp trong năm 2022. Trong quá trình kiểm tra, đoàn công tác cũng đề nghị các xã, thị trấn trong huyện đẩy nhanh tiến độ sản xuất, đảm bảo khung thời vụ tốt nhất.
T.H
(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 là Thông tư số 100/2021/TT- BTC của Bộ Tài chính quy định mới về cách tính thuế đối với người cho thuê nhà.
Chiều 8/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.
(HBĐT) - Sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, mặt hàng thực phẩm tại các chợ dân sinh trên địa bàn tỉnh đa dạng về chủng loại, mẫu mã, không xảy ra hiện tượng khan hiếm, giá bán tương đối ổn định.
Sau Tết, nhiều ngân hàng tung các chương trình ưu đãi tăng lãi suất huy động, tặng quà, lì xì may mắn cho khách hàng để thu hút lượng tiền nhàn rỗi của người dân.
Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, năm 2021, đàn gia súc, gia cầm của cả nước phát triển khá tốt, trong đó gia cầm đạt khoảng 525 triệu con, tăng 5,8% so với năm 2020. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dịch bệnh trên đàn vật nuôi, cho nên năm 2022 ngành chăn nuôi gia cầm vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Vì vậy, để vượt qua những khó khăn, thách thức này cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, nhiều doanh nghiệp đã băt tay vào sản xuất ngay từ đầu năm với khí thế đầy hứng khởi, khẩn trương. Nhiều doanh nghiệp đến nay đã có đơn hàng đến hết quý III/2022.