(HBĐT) - Sáng 15/2, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc về tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông do Sở GTVT và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.


Các đại biểu tham dự cuộc họp.

Hiện tại, Sở GTVT làm chủ đầu tư 4 dự án gồm: Xây dựng cầu Hòa Bình 2, đường nối từ QL6 với đường Chi Lăng, đường nối từ đường Trần Hưng Đạo đến phường Dân Chủ - QL6 (TP Hòa Bình), dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 436 (đoạn Km0+00-Km7+00); đồng thời là cơ quan chuẩn bị đầu tư đối với các dự án: Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn Km19 - Km53 trên địa bàn tỉnh), mở rộng cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức PPP có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư 14 dự án, trong đó nhiều dự án có vai trò hết sức quan trọng như: Đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai (giai đoạn 1), đường nối từ QL6 đi Độc Lập - Đú Sáng - đường 12B, đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc...

Thời gian qua, các chủ đầu tư đã tích cực phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện các dự án, một số dự án đã cơ bản hoàn và đưa vào khai thác. Tuy nhiên, nhiều dự án còn vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất, việc bố trí tái định cư; giải quyết thủ tục hành chính, công tác chuẩn bị thủ tục đầu tư có dự án còn chậm; việc phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương nhiều khi thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên... dẫn đến tiến độ đầu tư xây dựng, giải ngân còn chậm, thậm chí chưa thể giải ngân.

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, các chủ đầu tư đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố có dự án cần xây dựng phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và giải quyết dứt điểm việc này. Tích cực tuyên truyền, vận động tới các hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng của dự án có sự thống nhất, đồng thuận. Đối với một số dự án đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồn vốn kịp thời để có cơ sở thực hiện các phần việc theo kế hoạch...

Kết luận cuộc họp, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành chức năng đề cao tinh thần trách nhiệm, cùng chung tay, góp sức gánh vác công việc; không được có tư tưởng đùn đẩy trách nhiệm giữa các sở, ngành; có vướng mắc ở đâu phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh để giải quyết, mục tiêu cao nhất là hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, mở rộng, tạo điều kiện thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Do vậy, các chủ đầu tư chủ động thực hiện nhiệm vụ, phải xây dựng kế hoạch, lộ trình, ấn định thời gian cụ thể cho từng phần việc để đạt hiệu quả cao nhất...

                                                                       
H.N

Các tin khác


Triển vọng và thách thức của kinh tế Việt Nam trong năm 2022

Khi nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại, sản xuất của Việt Nam sẽ có bước nhảy vọt với tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở mức 6-7%. Đây là dự báo trong bài viết đăng trên báo East Asia Forum.

Huyện Mai Châu: Nông dân nô nức xuống đồng sản xuất vụ chiêm xuân

(HBĐT) - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mai Châu tập trung xuống đồng để cấy lúa vụ chiêm xuân kịp khung thời vụ.

Ồ ạt đầu tư chứng khoán - coi chừng “cháy” tài khoản

(HBĐT) - Dịch Covid-19 làm nhiều ngành nghề kinh doanh bị ảnh hưởng, hoạt động không hiệu quả, đồng thời lãi suất tiết kiệm giảm, do đó, dòng tiền dần đổ về các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, tiền số và chứng khoán. Đón nhận sóng đầu tư ồ ạt, thời điểm cuối năm 2021 - đầu năm 2022, thị trường chứng khoán tăng mạnh với đỉnh điểm phiên 20/11 có tổng khối lượng giao dịch kỷ lục lịch sử đạt 56,3 nghìn tỷ đồng (2,4 tỷ USD), đến nay vẫn tiếp tục tăng, đem lại nhiều cơ hội phát tài cho các nhà đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, tâm lý đám đông đã kéo theo nhiều người thiếu kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường dốc hết tài sản để rồi ôm "trái đắng", thậm chí có người "cháy” sạch tài khoản chỉ sau vài tuần.

Thêm 40 doanh nghiệp thành lập mới

(HBĐT) - Bước vào năm 2022, hoạt động xúc tiến đầu tư tiếp tục được các sở, ngành chức năng và các địa phương chú trọng. Trong tháng 1, UBND tỉnh đã phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án đầu tư trong nước với số vốn khoảng 1.100 tỷ đồng; ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh cho 2 dự án. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có tổng số 656 dự án đang hoạt động, trong đó có 39 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 616,4 triệu USD, 617 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 125.000 tỷ đồng.

‘Bứt phá’ giải ngân các dự án giao thông

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/2022 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022, trong đó mục tiêu trọng tâm là hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công được Chính phủ giao và thuộc "top” đầu các bộ, ngành giải ngân cao.

Nghị quyết "tam nông" - phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững

(HBĐT) - Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của BCH T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (NQ "tam nông”) đã mang lại sự thay đổi quan trọng về tư duy, cách làm, diện mạo kết cấu hạ tầng, sản xuất và đời sống của nông dân trong tỉnh. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai chương trình hành động phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế địa phương, tiếp tục cải thiện căn cơ đời sống nông dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục