Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã mở lại các đường bay quốc tế đi/đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.


Liên quan đến việc mở lại hoàn toàn hoạt động vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách nội địa và quốc tế bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển, tại Hội nghị Giao ban báo chí sáng ngày 22/2 do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Hà Nội, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, các loại hình vận tải hành khách đã hoạt động trở lại từ ngày 13/10/2021 và tăng dần dần về tần suất hoạt động đáp ứng được nhu cầu đi lại của hành khách.

Các biện pháp quản lý trong hoạt động vận tải đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 chặt chẽ đúng chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế.

Cụ thể, với vận tải hàng không nội địa, theo ông Trần Bảo Ngọc, lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không đã tăng đáng kể. Bộ Giao thông Vận tải đã giao Cục Hàng không Việt Nam chủ động quyết định tần suất khai thác trên các đường bay nội địa đảm bảo nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Đến thời điểm hiện nay có 6 hãng hàng không (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và Vasco) khai thác 56 đường bay nội địa, với tổng tần suất 2.570 chuyến/tuần/chiều (tương đương 367 chuyến/chiều/ngày), giảm tương ứng 2 đường bay và giảm 217 chuyến/tuần/chiều (tương đương với 31 chuyến bay/chiều/ngày) so với lịch bay mùa Đông năm 2019 (thời điểm chưa có dịch COVID-19).

Đối với vận tải quốc tế, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Cục Hàng không Việt Nam chủ động đánh giá, tổ chức trao đổi với nhà chức trách hàng không các đối tác để quyết định nối lại các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ với các thị trường đã có đường bay trực tiếp đến Việt Nam trước khi xảy ra dịch COVID-19.

Ngày 15/2/2022, Cục Hàng không Việt Nam đã gửi thư thông báo đến các nhà chức trách hàng không các nước và phát NOTAM (thông báo hàng không) đến các hãng hàng không về việc gỡ bỏ các hạn chế khai thác trên các đường bay quốc tế thường lệ và thuê chuyến quốc tế.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã mở lại các đường bay quốc tế đi/đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ (so với lịch bay mùa Đông năm 2019, thời điểm trước dịch COVID-19 là 28 quốc gia và vùng lãnh thổ), bao gồm: Campuchia, Hong Kong (Trung Quốc) Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Qatar, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Lào, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Australia, Nga và Mỹ; còn 8 quốc gia chưa mở lại các đường bay là Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Myanmar, Macao, Phần Lan, Italy, Thụy Sỹ, ông Trần Bảo Ngọc cho hay.

Về tần suất, theo Vụ trưởng Vụ Vận tải Trần Bảo Ngọc, các đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam là 370 chuyến/tuần/chiều, tương đương 53 chuyến bay/chiều/ ngày, trong khi tần suất khai thác các đường bay quốc tế theo lịch bay mùa Đông năm 2019 là 4.185 chuyến/tuần/chiều, tương đương 598 chuyến/chiều/ngày.

Về vận tải đường bộ, đường sắt, ông Trần Bảo Ngọc cho hay: "Đến nay cơ bản đã trở về trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên do tâm lý phòng chống dịch nên lượng hành khách chưa hồi phục".

Cũng theo ông Ngọc, số tuyến vận tải đường bộ, đặc biệt là các tỉnh miền núi rất ít hành khách đi lại, dẫn đến một số tuyến các doanh nghiệp vận tải hành khách không thể tổ chức hoạt động bình thường.

Hoạt động vận tải hành khách công cộng tại các địa phương đã cơ bản trở lại bình thường. Hà Nội đã khôi phục hoạt động 100% hoạt động vận tải bằng xe bus với 121 tuyến bus, tổng số 1.500 xe hoạt động và khoảng 19.000 lượt xe/ngày (không thực hiện giãn cách chỗ trên xe).

Xe taxi, xe hợp đồng và tuyến cố định đã hoạt động bình thường… phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Đối với vận tải đường thủy nội địa, hàng hải, hiện nay hoạt động vận tải đã cơ bản trở lại bình thường. Việc quyết định về tần suất hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa, bờ ra đảo do các địa phương chủ động thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Hiện nay đã có 4 chuyến/ngày kết nối đảo Lý Sơn với Quảng Ngãi; Từ Rạch Giá ra Phú Quốc hoạt động bình thường với bình quân 16 chuyến/ngày, vận chuyển khoảng 3.600 hành khách/ngày...

Trong thời gian tới, ông Trần Bảo Ngọc cho hay Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiếp tục duy trì và tăng tần suất đối với các tuyến bay nội địa, từng bước khôi phục và tiếp tục mở lại hoạt động bình thường đối với các đường bay quốc tế.

Đối với vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải: tăng cường phương tiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút hành khách sử dụng các loại hình vận tải này qua đó khôi phục trở lại hoạt động bình thường.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông vận tải phối hợp với các lực lượng chức năng của ngành công an tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của lái xe, chủ xe kinh doanh vận tải; đồng thời, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý nghiêm đối với các vi phạm trong thực thi công vụ; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi gây mất an toàn giao thông như chở quá số người quy định, lái xe sử dụng chất ma túy, uống rượu bia khi lái xe…

Theo VTV.VN

Các tin khác


Thủ tướng: Chính phủ và doanh nghiệp "đồng cam cộng khổ" cùng vượt khó khăn

Ngày 21/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu tại Phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) năm 2021.

Tập trung giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

(HBĐT) - Với sự chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc thường xuyên, kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) của Hòa Bình nằm trong top những tỉnh, thành phố có kết quả giải ngân cao của cả nước với tỷ lệ đạt 96%, tăng hơn 20% so với năm trước.

Bamboo Airways thực hiện các chuyến bay thẳng Việt Nam-Australia đầu tiên

Các chuyến bay thẳng của Bamboo Airways kết nối TP Hồ Chí Minh với Melbourne (Australia) ngày 19 và 20/2 đánh dấu cột mốc mới trên hành trình mở rộng mạng bay quốc tế của hãng.

Tháng 1, sản lượng cá thu hoạch ước đạt trên 1.000 tấn

(HBĐT) -Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, thời gian qua, tuy chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường, song nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa, nhất là ở hồ thủy điện Hòa Bình diễn ra thuận lợi. Ngoài ra, người dân nuôi cá ao, hồ đã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật về chăm sóc, phòng chống dịch bệnh nên cá sinh trưởng, phát triển tốt, tránh thiệt hại do môi trường.

Diễn đàn quốc tế cấp cao về phương pháp tiếp cận mới trong quản lý cảnh quan nông nghiệp bền vững

(HBĐT) - Chiều 18/2, tại Đồng Tháp, Bộ NN&PTNT phối hợp Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức diễn đàn quốc tế cấp cao về phương pháp tiếp cận mới trong quản lý cảnh quan nông nghiệp bền vững và lễ ký kết biên bản ghi nhớ cấp bộ về hợp tác nông nghiệp. Diễn đàn được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến với hơn 250 điểm cầu. Các đồng chí: Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTN; Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp và ông Victor Prasanma De Silva, Giám đốc WWF toàn cầu đồng chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự hội nghị.  

Huyện Yên Thủy: Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội

(HBĐT) - "Năm 2021, tác động của dịch Covid-19 cùng với dịch tả lợn châu Phi trên vật nuôi, giá cả đầu vào tăng cao, nhu cầu tiêu dùng giảm thấp, nhiều lao động mất việc làm, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống Nhân dân và việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của huyện. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, KT-XH của huyện tiếp tục có chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá toàn diện với 15/17 chỉ tiêu KT-XH đạt và vượt so với kế hoạch đề ra” - đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy chia sẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục