(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội, vốn chính sách tiếp tục đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Mai Châu để vượt lên khó khăn.


Nhờ vay vốn chính sách, gia đình ông Hà Công Sinh,xóm Băng, xã Bao La (Mai Châu) có điều kiện đầu tư nuôi bò để phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.

Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (PGD NHCSXH) huyện Mai Châu đã huy động nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân. Thông qua vốn chính sách đã giúp hàng nghìn hộ tạo được sinh kế bền vững. Gia đình bà Đinh Thị Dựa, xóm Băng, xã Bao La trước đây thuộc diện hộ nghèo, kinh tế gặp nhiều khó khăn vì không có vốn để đầu tư sản xuất. Đến nay, gia đình bà Dựa đã thoát nghèo nhờ sử dụng vốn chính sách hiệu quả để chăn nuôi trâu. "Trước đây, gia đình tôi gặp nhiều khó khăn để phát triển kinh tế do không có vốn. Kinh tế gia đình được cải thiện khi được NHCSXH tạo điều kiện cho vay 45 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo. Từ số vốn đó gia đình mua trâu để nuôi, kinh tế dần ổn định hơn” - bà Dựa chia sẻ.

Cùng xóm với gia đình bà Dựa, gia đình ông Hà Công Sinh cũng được vay vốn hộ nghèo 42 triệu đồng để phát triển chăn nuôi bò, nhờ đó kinh tế gia đình từng bước ổn định. Đồng chí Vũ Hoài Nam, Giám đốc PGD NHCSXH huyện cho biết: Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng NHCSXH huyện đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra; vốn vay được truyền tải nhanh chóng đến đúng đối tượng thụ hưởng. Doanh số cho vay đạt trên 122 tỷ đồng với trên 3,4 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để phát triển kinh tế; xây dựng được trên 1 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

Từ đầu năm đến nay, NHCSXH huyện tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Năm nay, nguồn vốn huy động tại địa phương được T.Ư cấp bù lãi suất hơn 30,9 tỷ đồng, tăng hơn 1,4 tỷ đồng; nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương hơn 4,8 tỷ đồng, tăng 2,1 tỷ đồng so với đầu năm. Đến hết tháng 2, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 16 tỷ đồng. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt trên 321 tỷ đồng, tăng 6,8 tỷ đồng so với đầu năm.

Đồng chí Vũ Hoài Nam cho biết thêm: Trong thời gian tới, đơn vị tập trung triển khai cho vay các nguồn tín dụng tăng trưởng năm 2022. Tổ chức đối chiếu, phân loại nợ để đánh giá chất lượng tín dụng tại địa bàn các xã, thị trấn để có giải pháp xử lý đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi nhằm củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay các chương trình tín dụng để hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bên cạnh đó, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để người dân nắm bắt các chính sách tín dụng ưu đãi, nguồn vốn mới.


Viết Đào


Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Nỗ lực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

(HBĐT) - Khắc phục và vượt qua những rào cản, những năm gần đây, huyện Kim Bôi đã linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Nhờ đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.

Huyện Lạc Sơn: Nỗ lực ổn định sản xuất, kinh doanh thích ứng diễn biến dịch

(HBĐT) - Diễn biến dịch Covid-19 tại huyện Lạc Sơn đang phức tạp hơn trong thời gian gần đây với việc gia tăng ca mắc trong cộng đồng. Đảng bộ, chính quyền, người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn vừa quyết liệt phòng, chống dịch (PCD), vừa tích cực phục hồi sản xuất, đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH.

Chủ động điều hành giá, bình ổn thị trường

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình và giá dịch vụ giao thông công cộng tăng trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần là những nguyên nhân làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao.

Huyện Lạc Thuỷ: Tạo bứt phá trong giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, chị Phạm Thị Sinh, hội viên phụ nữ thôn Tân Lâm, xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) đã vươn lên mức kinh tế khá giả sau hơn 2 năm khởi nghiệp mô hình nuôi dê sinh sản và dê thịt. 

Siết chặt bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có hệ thống quốc lộ hơn 320 km/7 tuyến, đường tỉnh 490 km/21 tuyến, đường huyện khoảng 770 km/72 tuyến, 10 tuyến đường vùng đặc thù và hệ thống đường đô thị, nội thị, đường nông thôn… với tổng chiều dài hơn 10.740 km đường bộ. Những năm gần đây, mật độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tăng nhanh đã gây áp lực lớn với hạ tầng giao thông. Nhiều tuyến đường có dấu hiệu xuống cấp nhanh, mặt đường xuất hiện ổ gà, còn nhiều vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông chưa được kịp thời xử lý… gây khó khăn, thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) và quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (BVKCHTGTĐB).

2 tháng, thu ngân sách Nhà nước tăng hơn 60% so với cùng kỳ

(HBĐT) - Năm 2022, dự toán thu NSNN của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 3.897 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 6.410 tỷ đồng. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo (BCĐ) đôn đốc thu, nộp NSNN tỉnh, tính đến hết tháng 2, thu NSNN trên địa bàn ước đạt 1.094,8 tỷ đồng, bằng 17,1% dự toán HĐND tỉnh giao. Cụ thể, thu xuất, nhập khẩu ước 91,4 tỷ đồng, bằng 29% dự toán HĐND tỉnh; thu nội địa ước đạt 1.003,4 tỷ đồng, bằng 16,5% dự toán HĐND tỉnh, trong đó thu từ thuế và phí (không tính tiền sử dụng đất) được 451,7 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 551,8 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục