(HBĐT) - Khắc phục và vượt qua những rào cản, những năm gần đây, huyện Kim Bôi đã linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Nhờ đó, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) giải quyết việc làm cho khoảng 50 lao động địa phương.
Là huyện chưa có khu công nghiệp nên việc phát triển công nghiệp còn hạn chế. Để thúc đẩy phát triển CN-TTCN, cấp ủy, chính quyền huyện tập trung đầu tư hệ thống giao thông, tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, giao thương hàng hóa. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tư vấn, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng có nhu cầu đăng ký kinh doanh. Triển khai cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh về thuế, đất đai. Cùng với đó, khuyến khích các hộ gia đình, hợp tác xã (HTX) phát triển nghề thủ công như mây tre đan, chế biến gỗ, chổi chít; thúc đẩy hoạt động chế biến nông sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu sẵn có. Quan tâm mở các lớp đào tạo nghề cho người dân; huy động nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học, kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công để hỗ trợ bà con mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất.
Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng dịch Covid-19, song các doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể tham gia sản xuất, kinh doanh CN-TTCN trên địa bàn huyện đã linh hoạt thích ứng, duy trì sản xuất, ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho nhiều lao động địa phương. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 18,7% (vượt 3,3% so với kế hoạch). Giá trị sản xuất CN-TTCN đạt 602,68 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010). Một số sản phẩm chủ yếu gồm: Gạch các loại 27.828 nghìn viên, đá xây dựng 166.800 m3, chổi chít 535.000 chiếc, nước máy 724.100 m3, nước giải khát 25.693 nghìn lít, sơ chế nông sản 40.200 tấn, linh kiện điện tử 8.800 nghìn sản phẩm...
Đặc biệt, trong năm 2021, Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện nỗ lực tham mưu, đề xuất các cấp, ngành có thẩm quyền đưa vào quy hoạch cụm công nghiệp tại xã Đú Sáng với diện tích khoảng 74 ha. Phối hợp Trung tâm Khuyến công (Sở Công Thương) hỗ trợ kinh phí mua máy may cho HTX dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, xã Hùng Sơn.
Theo thống kê, đến nay, trên địa bàn huyện có 38 doanh nghiệp, 42 HTX và 1.131 hộ cá thể tham gia sản xuất, kinh doanh CN-TTCN. Trong đó, 38 doanh nghiệp, 42 HTX, 75 hộ sản xuất, chế biến và 1.056 hộ kinh doanh các loại.
Thời gian qua, HTX dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, xã Hùng Sơn đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc để gia công quần áo xuất khẩu. Ông Bùi Văn Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX cho biết: HTX đã đầu tư mua 55 máy móc, thiết bị với tổng kinh phí 607,9 triệu đồng. Trong đó, HTX được hỗ trợ 298 triệu đồng từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia để mua máy móc, thiết bị. Hiện, HTX chủ yếu gia công quần áo xuất khẩu, tạo việc làm cho 50 công nhân là chị em phụ nữ tại địa phương và một số địa bàn lân cận.
Chị Bùi Hồng Dinh, xóm Chỉ Ngoài, xã Hùng Sơn chia sẻ: Sau hơn 1 năm làm việc tại xưởng may của HTX dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, thu nhập của tôi ổn định hơn nhiều so với làm nông. HTX tổ chức đào tạo, hướng dẫn người lao động sử dụng máy móc, yêu cầu trong gia công sản phẩm xuất khẩu để chị em làm đúng theo yêu cầu của hợp đồng HTX đã ký với đối tác. Nhờ vậy, chị em dù mới đi làm nhưng thích ứng nhanh với công việc. Năm 2021, HTX duy trì việc làm đều đặn cho người lao động với mức lương từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Thời gian tới, để thúc đẩy ngành CN-TTCN phát triển, huyện tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất đẩy mạnh ứng dụng KHCN, đầu tư trang thiết bị tiên tiến để tạo ra sản phẩm có giá trị cao, kết nối thị trường, nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Huyện phối hợp các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động để kịp thời có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh thu hút lao động địa phương; tiếp tục mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nghề truyền thống...
Thu Thủy
(HBĐT) - Năm 2022, dự toán thu NSNN của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 3.897 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 6.410 tỷ đồng. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo (BCĐ) đôn đốc thu, nộp NSNN tỉnh, tính đến hết tháng 2, thu NSNN trên địa bàn ước đạt 1.094,8 tỷ đồng, bằng 17,1% dự toán HĐND tỉnh giao. Cụ thể, thu xuất, nhập khẩu ước 91,4 tỷ đồng, bằng 29% dự toán HĐND tỉnh; thu nội địa ước đạt 1.003,4 tỷ đồng, bằng 16,5% dự toán HĐND tỉnh, trong đó thu từ thuế và phí (không tính tiền sử dụng đất) được 451,7 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 551,8 tỷ đồng.
Trong báo cáo mới công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng, Việt Nam có khả năng đạt mức tăng thu nhập và thương mại cao nhất trong số các thành viên Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Theo WB, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề, RCEP có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực của Covid-19 đối với tăng trưởng kinh tế bằng cách hỗ trợ thương mại khu vực và chuỗi giá trị.
(HBĐT) - Ngày 28/2, UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị đôn đốc việc thực hiện kế hoạch chỉ đạo điều hành phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 theo hình thức trực tuyến với các xã, thị trấn.
Ngày 1/3, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn cho biết đã thống nhất với Chính quyền nhân dân thành phố Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) thực hiện thí điểm phương thức giao nhận hàng hóa xuất khẩu mới tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) từ ngày hôm nay.
(HBĐT) - Thời gian qua, song song với nhiệm vụ hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế (NNT) để dần khôi phục sản xuất - kinh doanh (SX-KD), từ đó đóng góp vào số thu, ngành thuế đã tăng cường các biện pháp quản lý nợ, thu hồi và cưỡng chế nợ thuế nhằm góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) được giao.
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch cấy 15.543 ha lúa. Ngay sau khi kết thúc đợt rét đậm, rét hại, nông dân trong tỉnh đã khẩn trương xuống đồng sản xuất nhằm đảm bảo khung thời vụ. Tính đến cuối tháng 2, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành cấy lúa chiêm xuân. Các địa phương cũng chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng, thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp do thời tiết khắc nghiệt.