(HBĐT) - Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, liên tục, chỉ có điểm khởi đầu chứ không có kết thúc, nên sau khi đạt chuẩn huyện NTM, huyện Lương Sơn tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí huyện NTM theo hướng bền vững, đồng thời chỉ đạo xây dựng nhiều xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.


Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng khu dân cư thôn Đồng Quýt, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) được xây dựng khang trang nhờ sự chung tay đóng góp của người dân.

Sau 3 năm triển khai (2019 - 2021), đến nay, huyện có 4 xã được công nhận xã NTM nâng cao, gồm: Lâm Sơn, Nhuận Trạch, Hòa Sơn và xã Thanh Lương (cũ) nay là xã Thanh Cao; 16 khu dân cư kiểu mẫu và 40 vườn mẫu được công nhận.

Năm 2022, huyện tiếp tục đề ra mục tiêu xây dựng 1 xã NTM nâng cao và nâng cấp 3 xã: Hòa Sơn, Nhuận Trạch, Lâm Sơn thành xã NTM kiểu mẫu; phấn đấu có từ 3 khu dân cư kiểu mẫu và 5 vườn mẫu trở lên được công nhận.
 
Là 1 trong 3 địa phương phấn đấu xây dựng xã NTM kiểu mẫu, xã Nhuận Trạch xác định việc nâng cao mức sống, mức hưởng thụ cho người dân là yếu tố quan trọng nhất. Chính vì vậy, trong 2 năm gần đây xã đã tranh thủ sự hỗ trợ của huyện, tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư khang trang, hiện đại; cảnh quan môi trường luôn sáng, xanh, sạch đẹp; các mô hình phát triển kinh tế được nhân rộng và có sự thay đổi về tư duy sản xuất; đời sống tinh thần, vật chất của Nhân dân được nâng cao; tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; hệ thống chính trị được củng cố, vững mạnh. 

Đồng chí Hoàng Văn Thống, Chủ tịch UBND xã Nhuận Trạch cho biết: "Từ khi được huyện lựa chọn làm điểm xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, cuộc sống của người dân trong xã thực sự thay đổi, nhất là ý thức tự giác bảo vệ môi trường. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, từ năm 2018 - 2021, xã đầu tư mở rộng cứng hóa trên 8,3 km đường trục thôn, xóm với tổng kinh phí trên 5,6 tỷ đồng. Ngoài ra huyện quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng 12,21 km tuyến đường trục chính qua địa bàn với tổng kinh phí trên 42,6 tỷ đồng, góp phần đưa tỷ lệ đường giao thông nông thôn  được trải nhựa và bê tông hóa đạt 100%. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế cũng được đầu tư, phục vụ tốt đời sống, học tập, sản xuất của người dân. Trên địa bàn xã có 2/2 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,17 %; 11/11 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa...”.

Cùng với xã Nhuận Trạch, xã Hòa Sơn cũng được huyện chọn làm điểm nên việc thực hiện mục tiêu xây dựng xã NTM kiểu mẫu được xã đưa vào nghị quyết. Tuy năm 2021 xã mới đạt tiêu chí xã NTM nâng cao, nhưng hầu như các hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo tiêu chí xã NTM kiểu mẫu cơ bản hoàn hoàn thành. Hiện, xã đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện chi lẻ trường mầm non tại thôn Cố Thổ để công nhận đạt chuẩn lại ở mức cao hơn; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu, xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng sáng, xanh, sạch, đẹp; vận động các hộ tích cực thực hiện phong trào "Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh” gắn với cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”…

Theo đồng chí Nguyễn Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện: "Việc xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu là nhiệm vụ quan trọng của huyện, tạo bước đệm để 7/11 xã, thị trấn nằm trong khu vực mở rộng đô thị phấn đấu trở thành đơn vị hành chính cấp phường, khi huyện được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV và trở thành thị xã vào năm 2025. Vì vậy, ngoài việc chủ động xây dựng nhiều giải pháp linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, chú trọng huy động nguồn lực đầu tư gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, tạo diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, giàu đẹp. Các địa phương cần phải huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, khơi dậy sức mạnh nội sinh từ khối đại đoàn kết toàn dân, đề cao tính dân chủ để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ. Lấy phát triển kinh tế làm đòn bẩy để nâng cao thu nhập cho người dân; chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các tiêu chí thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh trật tự, hành chính công cũng được chính quyền các xã quan tâm đầu tư nguồn lực, nâng cao chất lượng. Đối với các địa phương chưa đạt xã NTM nâng cao còn lại, huyện đã chỉ đạo tiến hành rà soát, đánh giá từng tiêu chí để có hướng đầu tư xây dựng hoàn thiện trong các năm tiếp theo.

Thanh Hoàn
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Lương Sơn)

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Nhu cầu vay vốn phục hồi kinh tế gần 80 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong, thời gian qua, đơn vị đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp kết quả rà soát nhu cầu vay cầu vốn để triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ. Qua rà soát, tổng nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện là 79 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022 là 42,5 tỷ đồng; năm 2023 là 36,5 tỷ đồng.

Doanh thu trong các khu công nghiệp ước đạt 4.960 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành chức năng và các địa phương tập trung huy động nguồn lực, tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp (KCN) Yên Quang, Mông Hóa, Lạc Thịnh, Nhuận Trạch; chú trọng cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong cải cách hành chính để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hạ tầng và nhà đầu tư thứ cấp.

Thích ứng an toàn, cấp điện ổn định phục vụ phòng, chống dịch

(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai nhiều phương án để thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả, cũng như ưu tiên cấp điện ổn định tại các khu cách ly, cơ sở y tế, bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19.

Thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu

(HBĐT) - Những năm gần đây, lĩnh vực thương mại của Hòa Bình nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng có nhiều khởi sắc với giá trị xuất khẩu tăng từng năm. Mặt hàng và thị trường xuất khẩu từng bước được mở rộng. Tuy vậy, theo đánh giá của tỉnh, thương mại chưa khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, nhất là đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp. Vai trò gắn kết giữa sản xuất với tiêu dùng của thương mại còn hạn chế; chưa hình thành và phát triển được các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đến nay, một số nông sản chủ lực như các loại quả có múi (cam, bưởi), các loại rau ngắn ngày, thịt gia súc, gia cầm… chưa được chế biến sâu, mới chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước nên giá trị gia tăng thấp, hiệu quả SX-KD hạn chế. Do vậy, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường xuất, nhập khẩu là một nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra.

Công nghiệp công nghệ cao-nhìn từ thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ cao để khai thác hiệu quả cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

4.120 tỷ đồng đầu tư Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 497/QĐ-UBND về phê duyệt dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu), do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình làm chủ đầu tư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục