(HBĐT) - Những ngày này, dọc đường 12B đoạn từ xã Tú Sơn đến xã Mỵ Hoà (Kim Bôi), nông dân bắt đầu thu hoạch những lứa dưa chuột đầu tiên. Trên cánh đồng dưa, tư thương từ những vùng lân cận với những chiếc xe tải lớn, nhỏ chờ sẵn để vận chuyển dưa đi tiêu thụ. Từ tờ mờ sáng, nông dân đã có mặt ở ruộng để thu hoạch dưa, hái những quả bảo đảm chất lượng, kịp giao cho tư thương. Ngoài giao buôn, số dưa chuột còn lại được bà con bày bán ngay lề đường 12B.
Nông
dân xã Kim Lập (Kim Bôi) thu
hoạch dưa chuột đầu vụ.
Năm nay, khí hậu thuận lợi
nên dưa được mùa, quả to, đều, ít sâu bệnh. Đã có kinh nghiệm trồng dưa chuột
nhiều năm nay, chị Bùi Thị Thư, xã Kim Lập (Kim Bôi) cho biết: Nhờ chất đất phù
hợp, mưa thuận gió hòa và nắm chắc kỹ thuật chăm sóc, nhìn chung tại các ruộng
dưa năm nay đều sai và đều quả, bán được giá hơn. Trồng dưa không phải đầu tư
nhiều, giống có sẵn ở địa phương. Quan trọng nhất là kỹ thuật chăm sóc sao cho
dưa ít bị sâu bệnh, gia đình rất cẩn thận từ khâu làm đất, xử lý nấm mốc ở các
trà để hạn chế tối đa tỷ lệ dưa bị chết. Giá dưa chuột bán lẻ tại ruộng hiện
dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, với tình hình này, có thể khi vào chính vụ
giá vẫn được khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg. Ngoài bán buôn, tôi còn tận dụng mạng
xã hội để đăng bán dưa, cứ thu hoạch được bao nhiêu khách đặt lấy hết bấy
nhiêu.
Tại ruộng dưa của gia
đình ông Bùi Văn Thọ cùng ở xã Kim Lập, lứa dưa lớn hơn đã cho thu hoạch, số quả
còn lại đang phát triển và vẫn còn rất nhiều hoa đang trong quá trình đậu quả.
Vừa xếp số dưa chuột mới hái để chuẩn bị giao cho khách, ông Thọ chia sẻ: Vụ
dưa năm nay, gia đình trồng 1.500 m2, tôi chọn giống dưa nếp thơm đặc trưng của
vùng Kim Bôi. Trước đây, các hộ thường trồng giống dưa lai, quả to, năng suất
cao nhưng không được ngon, ngọt bằng dưa ta. Do đó, vài năm trở lại đây, bà con
chỉ trồng dưa nếp, khi thu hoạch cho quả to vừa phải, giòn, ngọt và có vị thơm
đặc trưng nên được khách hàng ưa chuộng, giá cả cũng ổn định hơn.
Trên các cánh đồng dưa ở
Kim Bôi, dưa thu hoạch xong chủ yếu được tư thương từ TP Hoà Bình và một số tỉnh
lân cận như: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình đến tận nơi thu mua. Ngoài giao buôn, số
dưa còn lại được bà con bày bán ngay trên đường 12B. Đồng chí Đinh Tất Thắng,
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi cho biết: Trong vụ dưa xuân năm 2022, tổng
diện tích gieo trồng dưa chuột toàn huyện 260 ha, tập trung ở các xã: Sào Báy,
Nam Thượng, Vĩnh Đồng, Đú Sáng, Kim Lập. Hiện, bà con đã thu hoạch khoảng 40% sản
lượng, dự kiến tổng sản lượng dưa chuột của huyện năm nay đạt gần 60 nghìn tấn.
Trồng dưa chuột được đánh giá cho thu nhập cao gấp 3 - 4 lần trồng lúa và các
cây màu khác. Vì vậy, những năm gần đây, nhiều nông dân mạnh dạn chuyển đổi diện
tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa chuột. Năm nay, ngoài hình thức
bán hàng truyền thống và giao buôn, nhiều nông dân tận dụng lợi thế của
facebook, zalo để đăng bán dưa chuột. Nhờ vậy, mới đầu vụ dưa được tiêu thụ khá
nhanh.
Dưa chuột được mùa, được
giá đồng nghĩa với đời sống nông dân được nâng lên. Tuy chưa ở mức cao nhưng
thu nhập của bà con đã có chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện kinh tế gia
đình, thúc đẩy KT-XH địa phương.
Thu Hằng
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các sở, ngành, địa phương đã tích cực hưởng ứng và thực hiện hiệu quả phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp xuân Nhâm Dần và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng năm 2022. Các địa phương làm tốt công tác chuẩn bị hiện trường, giống cây lâm nghiệp để phục vụ công tác trồng rừng.
(HBĐT) - Nhờ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt làng quê ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) từng ngày đổi thay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng cao. Những kết quả thiết thực đó là nền tảng để Cao Sơn vượt khó, tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.
(HBĐT) - Thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng từng bước phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sử dụng ít tài nguyên, nhiên liệu, có giá trị gia tăng cao hướng đến xuất khẩu, có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách tỉnh; thực hiện cơ cấu lại ngay từ khâu thu hút đầu tư... Đó là mục tiêu, định hướng của tỉnh trong phát triển công nghiệp, góp phần thực hiện chủ trương cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phấn đấu đến năm 2025 kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước.
(HBĐT) - Ngày 26/3, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Lạc Sơn tổ chức đợt ra quân chương trình tư vấn chính sách ưu đãi cho người lao động tìm việc làm trong và ngoài nước tại xã Quý Hòa.
(HBĐT) - Năm 2022, TP Hòa Bình có 23 dự án và 1 danh mục kinh phí thu hồi tạm ứng sử dụng vốn đầu tư công (VĐTC) được giao quản lý. Trong đó có 12 dự án vốn ngân sách T.Ư, ngân sách tỉnh, vốn ODA; 11 dự án vốn ngân sách tỉnh bổ sung có mục tiêu; khởi công mới 1 dự án; chuyển tiếp 22 dự án, bao gồm 15 dự án từ những năm trước và 7 dự án mới được phê duyệt chủ trương đầu tư cuối năm 2021. Tổng kế hoạch VĐTC trong năm là 447.126 triệu đồng.
Hiện, Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách "zero Covid-19” đối với hàng nông sản, thủy sản nhập khẩu; tăng cường công tác kiểm dịch thực vật và áp dụng các biện pháp kiểm tra Covid-19 trên bao bì hàng hóa đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam gây nhiều rào cản trong hoạt động xuất khẩu nông sản của nhiều tỉnh, thành phố. Do đó, nhằm giữ vững các chuỗi liên kết, sản xuất và tiêu thụ nông sản (TTNS), ngành nông nghiệp tỉnh tích cực đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy TTNS tại thị trường nội địa. Đồng thời, tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới nhiều tiềm năng, góp phần ổn định cung cầu cũng như thích ứng với trạng thái bình thường mới.