Hiện, Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách "zero Covid-19” đối với hàng nông sản, thủy sản nhập khẩu; tăng cường công tác kiểm dịch thực vật và áp dụng các biện pháp kiểm tra Covid-19 trên bao bì hàng hóa đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam gây nhiều rào cản trong hoạt động xuất khẩu nông sản của nhiều tỉnh, thành phố. Do đó, nhằm giữ vững các chuỗi liên kết, sản xuất và tiêu thụ nông sản (TTNS), ngành nông nghiệp tỉnh tích cực đẩy mạnh các giải pháp thúc đẩy TTNS tại thị trường nội địa. Đồng thời, tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới nhiều tiềm năng, góp phần ổn định cung cầu cũng như thích ứng với trạng thái bình thường mới.


Sản phẩm cháo sen Bát Bảo của Công ty Minh Trung (Khu công nghiệp Lương Sơn) được đóng thùng, chuyển lên container để đưa đi xuất khẩu.

HTX sản xuất, chế biến nông thủy sản Phú Cường, xã Hợp Thành (TP Hòa Bình) có 30 ha chuối được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng mỗi năm khoảng 1.000 tấn, chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc qua đường chính ngạch. Tuy nhiên, từ cuối năm 2021 đến nay, cửa khẩu Trung Quốc có nhiều yêu cầu kiểm dịch khắt khe hơn nhằm kiểm soát dịch Covid-19, điều này gây nhiều rào cản và khó khăn trong khâu vận chuyển nông sản. Các chi phí bến bãi, bảo quản… bị đội giá lên khá cao, HTX gần như không thể vận chuyển hàng để xuất bán theo đường chính ngạch do không đủ chi phí. Ông Trần Văn Tuấn, Giám đốc HTX cho biết: Bình quân mỗi năm, HTX xuất bán từ 400 - 600 tấn chuối tươi sang thị trường Trung Quốc. Do dịch bệnh tại thị trường này hiện vẫn rất phức tạp, việc xuất khẩu khó khăn, HTX đã chủ động chuyển hướng sang TTNS tại thị trường nội địa. Trong 3 tháng đầu năm, HTX đã tiêu thụ 120 tấn chuối bằng hình thức bán lẻ cho tiểu thương nội tỉnh, đầu mối tại các chợ ở khu vực Hà Nội, Thanh Hóa, Tuyên Quang…

Trong năm 2021, toàn tỉnh đã xuất khẩu chính ngạch 1.326 tấn nông sản sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp nên Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách "zero Covid-19". Điều này dẫn đến giảm tốc độ thông quan xuống còn 50% so với trước, gây ùn ứ lượng lớn các xe vận chuyển nông sản tại các cửa khẩu. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động của các chuỗi liên kết và TTNS của tỉnh, bảo đảm chất lượng và giá trị nông sản, tránh ùn ứ tại cửa khẩu và gây thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân, Sở NN&PTNT đã ban hành Văn bản số 08/SNN-QLCL về việc phối hợp điều tiết xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản sang Trung Quốc; Văn bản số 352/SNN-QLCL về việc tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi, thúc đẩy TTNS. Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc cần tăng cường phòng, chống dịch bệnh; chỉ hoàn tất thủ tục xuất khẩu hàng hóa nếu đảm bảo quy định "5K” và các quy định liên quan của nước nhập khẩu. Khẳng định chắc chắn đơn hàng với đối tác Trung Quốc, đáp ứng được các yêu cầu về phòng chống dịch, kiểm dịch thực vật mới đưa hàng lên cửa khẩu…

Ngành NN&PTNT cũng chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ sản xuất vụ xuân 2022 nhằm đảm bảo nguồn cung nông sản, thực phẩm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng địa phương và các vùng lân cận. Đồng thời, tiếp tục phối hợp các ban, ngành liên quan hỗ trợ địa phương trong khâu kiểm dịch vận chuyển gia súc, gia cầm, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Chủ động xây dựng các phương án trong thu hoạch, vận chuyển tiêu thụ; thống kê sản lượng nông sản để thuận lợi điều tiết tiêu thụ tại địa phương và các tỉnh ngoài, đẩy mạnh kênh tiêu thụ nội địa.

Ngoài chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp tại chỗ, các địa phương cũng thành lập các nhóm Zalo để kịp thời phổ biến văn bản hướng dẫn, quy định về phòng, chống dịch cũng như việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa; hỗ trợ kết nối, thu mua sản phẩm; hỗ trợ nhau trong vận chuyển sản phẩm. Thường xuyên tuyên truyền cho các doanh nghiệp về rào cản thương mại của các thị trường nước ngoài như Trung Quốc. Tăng cường hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, giới thiệu sản phẩm và TTNS nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất; hướng việc xuất khẩu nông sản tới những thị trường mới, triển vọng như Hàn Quốc, Nhật Bản…

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản tỉnh cho biết: Để tập trung đẩy mạnh việc liên kết, TTNS của tỉnh trong thời gian tới, ngành NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, HTX tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hàng rau quả, thủy sản xuất khẩu qua tuyến biên giới với Trung Quốc; kiểm soát vùng trồng, thực hiện tốt công tác truy xuất nguồn gốc, quy định nhãn mác, bao bì sản phẩm, quản lý hồ sơ doanh nghiệp theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, đảm bảo đủ điều kiện thông quan khi đưa hàng lên cửa khẩu. Cùng với đó, đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa, phục vụ nhu cầu trong mùa dịch của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, trong tỉnh có 2 đơn vị có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Nhật Bản. Trung bình, mỗi đơn vị xuất 1 - 2 container sản phẩm/tháng và vẫn chưa gặp phải khó khăn, vướng mắc nào trong quá trình xuất khẩu.


Thu Hằng

Các tin khác


Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập

(HBĐT) - Những năm qua, tỉnh quan tâm thực hiện công tác quản lý Nhà nước (QLNN) đối với doanh nghiệp (DN) sau đăng ký thành lập, tạo thuận lợi cho DN kinh doanh có hiệu quả, nâng cao công tác QLNN bằng pháp luật đối với DN, tạo cơ sở pháp lý giúp DN tiếp cận với các chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy DN phát triển.

Điều hành tín dụng đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có Quyết định số 422/QĐ-NHNN Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình.

Sổ tay người giám sát: Cần hướng tới sự bền vững của ngân sách

(HBĐT) - Sau nhiều năm phấn đấu, năm 2021, lần đầu tiên thu ngân sách Nhà nước của tỉnh đã vượt mốc 5.500 tỷ đồng, khẳng định sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị và cũng phản ánh sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong điều kiện thực hiện mục tiêu kép, vừa phát triển KT-XH và ứng phó với đại dịch Covid-19. Trong đó có nhiều khoản thu vượt dự toán do Chính phủ, HĐND tỉnh giao như thu tiền sử dụng đất và một số khoản thu từ phí, lệ phí…

Huyện Lương Sơn: Xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với phát triển đô thị

(HBĐT) - Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, liên tục, chỉ có điểm khởi đầu chứ không có kết thúc, nên sau khi đạt chuẩn huyện NTM, huyện Lương Sơn tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí huyện NTM theo hướng bền vững, đồng thời chỉ đạo xây dựng nhiều xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Tạo bước phát triển gắn du lịch với xây dựng nông thôn mới

Một điểm mới của chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2025 là thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn. Đây là cơ sở pháp lý các địa phương tạo nguồn động lực mới, khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tổng kết công tác tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính tỉnh năm 2021

(HBĐT) - Ngày 23/3, Ban chỉ đạo tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính (TĐTKT&ĐTCSHC) tỉnh năm 2021 tổ chức hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tổng kết công tác TĐTKT&ĐTCSHC tỉnh năm 2021. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục