(HBĐT) - Những năm qua, tình trạng trộm, cắp điện trên địa bàn tỉnh diễn biến khá phức tạp, số vụ vi phạm có chiều hướng tăng. Cùng với đó là tình trạng một bộ phận khách hàng sử dụng điện sai mục đích so với hợp đồng mua bán điện nhằm trục lợi về giá, gây thất thoát tiền cho Nhà nước.



Điện lực Lạc Sơn tăng cường kiểm tra, củng cố hệ thống đo đếm để ngăn chặn tình trạng trộm cắp điện. 

Theo thống kê của Công ty Điện lực Hòa Bình, năm 2021 đã phát hiện và xử lý 46 vụ việc trộm cắp điện, tăng 35 vụ so với năm 2020. Số điện năng bồi thường 91.466kWh với số tiền gần 290 triệu đồng. Huyện Lạc Sơn là địa bàn "nóng” nhất về nạn trộm cắp điện với 33 vụ việc được phát hiện và xử lý. Trong đó, xã Ân Nghĩa là một trong những địa bàn ngành điên đã phát hiện một số hộ dân thực hiện các hành vi câu móc trộm điện để sử dụng. Cụ thể như hành vi phá niêm phong, kẹp chì hòm công tơ và nắp hộp đấu dây công tơ để nới cầu áp, đấu điện trước công tơ và đảo cực tính của công tơ; can thiệp vào mạch đấu dây nhị thứ nhằm vô hiệu hóa thiết bị đo đếm một phần hoặc toàn phần nhằm trộm cắp điện.

Đồng chí Bùi Văn Lích, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Nghĩa cho biết: Để ngăn chặn nạn trộm cắp điện, xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chấp hành, sử dụng điện theo đúng quy định; mời các trường hợp vi phạm lên làm việc để nhắc nhở. Tuy nhiên, xã chưa thực hiện xử phạt hành chính các đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp điện.

Trước diễn biến phức tạp của nạn trộm cắp điện trên địa bàn, đồng chí Hồ Văn Thanh, Phó Giám đốc Điện lực Lạc Sơn cho biết: Đơn vị đã phối hợp với các cấp chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền đến Nhân dân. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, củng cố hệ thống đo đếm, di chuyển các hệ thống này ra vị trí dễ kiểm tra, kiểm soát. Thực hiện truy thu sản lượng điện thất thoát và chuyển hồ sơ các trường hợp vi phạm sang chính quyền địa phương để xử lý theo luật định. Thời gian qua, đơn vị đã đẩy mạnh tuyên truyền nội dung Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, ngày 31/1/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực, trong đó có nội dung tăng mức xử phạt đối với hành vi trộm cắp điện.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh phát hiện 3 vụ trộm cắp điện. Đồng chí Nguyễn Ngọc Bình, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình nhấn mạnh: Tình hình trộm cắp điện diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, số lượng các vụ việc tăng. Để ngăn chặn, ngay từ đầu năm 2022, công ty đã phối hợp thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa phát thanh xã và mạng xã hội về các quy định của pháp luật về lĩnh vực điện lực, nhất là nội dung của Nghị định số 17/2022/NĐ-CP vừa được ban hành. Chỉ đạo các điện lực tăng cường kiểm tra định kỳ các trạm biến áp có điện năng tổn thất cao và khách hàng lớn có nhiều mục đích sử dụng điện.

Bên cạnh đó, đầu năm 2022, công ty đã ra quân rà soát và siết lại các đai chống trộm tại các hòm công tơ; di chuyển hệ thống đo đếm ra vị trí dễ giám sát. Tăng cường kiểm tra, giám sát trình tự thay thế công tơ định kỳ; công tơ kẹt, cháy nhằm phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, tích cực chuyển đổi số công tác quản lý khách hàng, hệ thống đo đếm, phấn đấu đến hết năm 2022, tỷ lệ công tơ điện tử hóa đạt trên 73%. Từ đó, thông tin, dữ liệu sẽ được đồng bộ trên hệ thống các thiết bị thông minh, giúp người quản lý cũng như công nhân ngoài hiện trường kiểm soát, kiểm tra được thông tin khách hàng sử dụng điện, góp phần ngăn ngừa, xử lý hành vi tiêu cực có thể xảy ra.

Theo Nghị định số 17/2022/NĐ-CP, người dân sẽ bị phạt tiền từ 4 - 10 triệu đồng với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp dưới 1 triệu đồng; phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 1 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng. Đặc biệt, khi cơ quan chức năng phát hiện hành vi trộm cắp điện với giá trị sản lượng điện trộm cắp từ 2 triệu đồng trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4, Điều 62, Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Viết Đào

Các tin khác


Phát huy hiệu quả các nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài

(HBĐT) - Những năm qua, dưới sự chỉ đạo của tỉnh, công tác xúc tiến, vận động viện trợ phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) được triển khai với nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả. Nhờ vậy, số chương trình, dự án viện trợ PCPNN ngày càng tăng cả về số lượng và giá trị giải ngân, góp phần mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho những hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, đảm bảo an sinh xã hội ở các địa phương trong tỉnh.

Khẩn trương tháo gỡ nút thắt dự án hồ chứa nước Cánh Tạng: Bài 2 - Quyết liệt gỡ vướng mắc trong giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Hồ chứa nước Cánh Tạng là hồ đa mục tiêu, vừa có chức năng tưới tiêu, vừa đảm bảo cắt lũ, khi hoàn thành sẽ có tiềm năng phát triển du lịch và điều hòa giảm nhiệt độ cho huyện Lạc Sơn. Không chỉ phục vụ Hòa Bình mà xây dựng hồ còn phục vụ một phần cho tỉnh Thanh Hóa khi xả nước xuống hạ du và một phần dẫn nước về cho huyện Nho Quan (Ninh Bình). Như vậy, khi hoàn thành công trình đầu mối là đã hoàn thành nhiều mục tiêu.

Công khai phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Ngày 1/4/2022, Cục Thuế tỉnh có Thông báo số 1393/TB-CTHBI về việc công khai phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với hoạt động khai thác khoáng sản năm 2021.

Tăng cường quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022

(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh BÙI VĂN KHÁNH đã ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-UBND, ngày 24/3/2022 về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022.

Huyện Lương Sơn phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn

(HBĐT) - Sản phẩm rau hữu cơ là niềm tự hào của huyện Lương Sơn. Phát huy những kết quả đạt được trong trồng rau hữu cơ, Lương Sơn đang thúc đẩy phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) và nông nghiệp an toàn (NNAT) ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện. Qua đó, hướng tới xây dựng ngành nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh cao; thực hiện thành công kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp.

Khẩn trương tháo gỡ nút thắt dự án hồ chứa nước Cánh Tạng: Bài 1 - Nhiều lần phải điều chỉnh, đội vốn cao

(HBĐT) - Công trình xây dựng hồ chứa nước Cánh Tạng, huyện Lạc Sơn được Bộ NN&PTNT phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1456/QĐ-BNN-XD, ngày 26/4/2018 với tổng mức đầu tư 3.115 tỷ đồng. Là một trong những dự án lớn của miền Bắc ở thời điểm hiện nay. Đối với tỉnh Hòa Bình, dự án này chỉ đứng sau công trình thủy điện Hòa Bình về diện tích thu hồi giải phóng mặt bằng (GPMB) và số hộ bị ảnh hưởng phải di dân tái định cư (TĐC). Công trình thời gian thực hiện từ năm 2017 - 2022. Tuy nhiên, đến nay, dự án được đánh giá chậm tiến độ 1 năm so với kế hoạch. Một số hạng mục đang bị đình trệ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục