(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 8 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam. 

 
Khu công nghiệp Yên Quang (TP Hòa Bình) đang được đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật để thu hút nhà đầu tư thứ cấp.

UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết các KCN với tổng diện tích trên 1.507 ha, trong đó diện tích công nghiệp theo quy hoạch gần 1.012 ha. Hiện nay, các KCN: Lương Sơn, Bờ trái sông Đà, Yên Quang, Nhuận Trạch đã có chủ đầu tư hạ tầng; 2 KCN Mông Hóa, Lạc Thịnh đang trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương và chấp thuận nhà đầu tư (NĐT). 5 KCN đã có doanh nghiệp thứ phát đầu tư, gồm: KCN Lương Sơn, Bờ trái sông Đà, Mông Hóa, Nam Lương Sơn, Thanh Hà với 104 dự án; trong đó 27 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 527,35 triệu USD và 77 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký trên 11.099 tỷ đồng.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra nhiệm vụ, ngoài ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nâng tỷ lệ lấp đầy diện tích các KCN trên 80%, còn có mục tiêu quan trọng là phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất các khu, cụm công nghiệp chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ này, việc làm tốt công tác quản lý đất đai trong quy hoạch và giải phóng mặt bằng (GPMB) các KCN được xem là yếu tố quyết định.

Thực tế những năm qua, vấn đề quản lý, sử dụng đất (SDĐ), GPMB tại các KCN được các cấp ủy, chính quyền và sở, ngành chức năng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả tích cực. Các chính sách pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng được thực hiện kịp thời, tạo thuận lợi để quản lý, triển khai các dự án đầu tư. Nguồn lực tài nguyên đất đai quản lý khá chặt chẽ; quản lý đất trong quy hoạch cơ bản bám sát định hướng quy hoạch, kế hoạch SDĐ, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN tại địa phương.

Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng đất đai và GPMB tại các KCN còn tồn tại một số vấn đề. Trao đổi về nội dung này tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ vừa qua, đồng chí Chu Văn Thắng, Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh cho biết: Còn thực trạng các tổ chức, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê đất tiến độ thực hiện đầu tư chậm; cho thuê lại nhưng sử dụng không đúng mục đích; nợ tiền thuế đất kéo dài; xây dựng trái phép, không đúng giấy phép xây dựng vẫn xảy ra. Còn tình trạng người dân xây dựng các công trình và hoạt động SX-KD trên đất sau khi công bố quy hoạch KCN, SDĐ không đúng mục đích; việc lấn chiếm, chuyển nhượng quyền, chuyển mục đích SDĐ trái phép vẫn diễn ra, gây khó khăn trong công tác quản lý, thực hiện GPMB, tạo quỹ đất sạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu hút đầu tư vào các KCN.

Cũng theo đồng chí Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh, bình quân mỗi năm, trong tỉnh hoàn thành công tác GPMB khoảng 32 ha tại các KCN, nhưng kết quả này chưa đáp ứng được nhu cầu về đất sạch để thu hút các NĐT. Nhiệm vụ GPMB mặc dù được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt nhưng tiến độ vẫn chậm và kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu là sự phối hợp của các đơn vị liên quan đôi khi chưa chặt chẽ; thiếu sự hợp tác của người dân; những quy định của địa phương về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) có nhiều thay đổi. Việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa kịp thời, do đó công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ sau kiểm đếm phải chỉnh sửa nhiều lần. 

Ngoài ra, hiện trạng sử dụng, diện tích đất bị thu hồi của người dân không phù hợp với giấy chứng nhận quyền SDĐ. Việc xác định loại đất, quy chủ SDĐ đối với đất hoang, đất ven sông, suối mà người dân đang canh tác, sử dụng thường xuyên kéo dài do công tác quản lý hiện trạng đất chưa thật sự chặt chẽ. Tình trạng mua bán, chuyển nhượng quyền SDĐ của người dân trong quy hoạch KCN vẫn xảy ra, gây khó khăn, cản trở khi thực hiện quy chủ, kiểm đếm đất đai và tài sản trên đất. 

Đánh giá của cơ quan chức năng, thời gian qua, thị trường bất động sản tại các địa phương có quy hoạch KCN diễn biến phức tạp, hiện tượng sốt đất ảo thường xuyên, dẫn đến người dân có đất bị thu hồi không đồng thuận với đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo đơn giá của tỉnh ban hành. Các KCN chưa được bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng các khu TĐC tập trung nên không đủ cơ sở để thực hiện đầy đủ các quy trình về GPMB đối với đất ở, đất nghĩa trang, nghĩa địa. Một số KCN đã được hỗ trợ đầu tư xây dựng khu TĐC nhưng thực hiện chậm, không đáp ứng được tiến độ GPMB. Những tồn tại, vướng mắc từ thực tế khiến nhiều KCN chưa thể hoàn thành hạ tầng kỹ thuật, làm lỡ cơ hội thu hút đầu tư vào tỉnh. 

KCN Yên Quang nằm trên trục đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình có tổng diện tích 200 ha. Trong năm 2021, Công ty CP An Việt Hòa Bình (NĐT hạ tầng) đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, tập trung vào GPMB và đầu tư một số hạ tầng, trong đó có nhà máy xử lý nước thải tập trung nhằm hoàn thiện hạ tầng để ký hợp đồng với NĐT thứ cấp thuê đất SX-KD. Năm 2022, công ty đặt mục tiêu hoàn thiện thủ tục, thi công hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 dứt điểm và triển khai giai đoạn 2, trong đó có việc hoàn thành GPMB 100 ha. Đặc biệt, công ty phấn đấu ký hợp đồng với 9 - 10 NĐT thứ cấp. Để KCN Yên Quang sớm đi vào hoạt động, NĐT hạ tầng mong các cấp, ngành liên quan quan tâm tháo gỡ vướng mắc trong GPMB, bởi đây là vấn đề khó khăn nhất trong quá trình triển khai dự án. Đồng thời, đồng hành cùng doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục hành chính.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế từ thực tiễn tại các KCN, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh đã trình BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác quản lý đất đai trong quy hoạch, đẩy mạnh công tác GPMB tại các KCN của tỉnh. Việc ban hành, thực hiện chỉ thị được kỳ vọng sẽ tạo chuyển biến mạnh trong thu hút đầu tư vào các KCN của tỉnh.


Bình Giang

Các tin khác


Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Công khai người nộp thuế nợ thuế đến ngày 31/3/2024

Ngày 25/4, Cục Thuế tỉnh có Công văn số 1991/CTHBI-QLN về việc công khai người nộp thuế nợ thuế.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế cạnh tranh để phát triển

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo kết luận số 179/TB-VPCP, ngày 23/4/2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình ngày 13/4/2024.

Gìn giữ và phát triển thương hiệu bột sắn dây Nhuận Trạch

Cuối năm 2023, sản phẩm tinh bột sắn dây của Hợp tác xã (HTX) liên kết dịch vụ nông nghiệp và chế biến tinh bột Nhuận Trạch ở thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Đối với người dân địa phương, sắn dây từng là cây trồng giúp bà con cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo. Việc chứng nhận tinh bột sắn dây đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao là tiền đề để các hộ tiếp tục giữ gìn và phát triển, đưa sản phẩm vươn xa hơn trên thị trường.

Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục