(HBĐT) - Ngày 21/4, Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện 2 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021 - 2025, gồm: Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và giảm nghèo bền vững (GNBV). Phó Thủ tướng TT Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

CTMTQG XDNTM giai đoạn 2021 - 2025 tiếp tục thực hiện 11 nội dung thành phần, bao gồm 54 chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu phấn đấu, nội dung thực hiện được điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở thực tiễn 10 năm triển khai thực hiện chương trình, được cụ thể hóa trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM theo các mức độ và thực hiện ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã.

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình, tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết sau 10 năm thực hiện, trong giai đoạn này sẽ tập trung triển khai 6 chương trình chuyên đề: Chương trình KH&CN phục vụ XDNTM; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, ATTP và cấp nước sạch nông thôn; Chương trình phát triển du lịch nông thôn; Chương trình chuyển đổi số trong XDNTM, hướng tới NTM thông minh; Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí ANTT trong xây dựng NTM. Tổng nguồn vốn NSNN bố trí cho chương trình tối thiểu là 196.332 tỷ đồng.

Đối với CTMTQG GNBV giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu đặt ra tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm. 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, ĐBKK.

Chương trình gồm 7 dự án (11 tiểu dự án), gồm: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH các huyện nghèo, các xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; Hỗ trợ nhà ở cho khoảng 10.000 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn 74 huyện nghèo...; Truyền thông và giảm nghèo về thông tin; Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình. Tổng nguồn vốn thực hiện chương trình tối thiểu là 75.000 tỷ đồng.

Tại hội nghị, lãnh đạo các địa phương khẳng định việc triển khai các CTMTQG XDNTM và GNBV có tầm quan trọng rất lớn trong phát triển KT-XH, nhất là đối với các ĐBKK, xã nghèo, huyện nghèo, từ đó sẽ tạo lực đẩy góp phần nâng cao đời sống người dân, thay đổi căn bản diện mạo vùng nông thôn, miền núi...

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng TT Chính phủ Phạm Bình Minh yêu cầu các bộ, ngành chức năng xây dựng kịp thời, đầy đủ các văn bản pháp lý, tiêu chí, hướng dẫn thực hiện các CTMTQG. Trách nhiệm thực hiện các chương trình chủ yếu nằm ở các tỉnh, thành phố. Do vậy, các địa phương phải lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất; chú  trọng tuyên truyền, quán triệt nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, người dân về nội dung, yêu cầu của từng CTMTQG.

Ban chỉ đạo địa phương cần nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn; chủ động ban hành văn bản cụ thể hóa hướng dẫn của T.Ư; ưu tiên bố trí ngân sách, huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện; tích cực ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, tuyên truyền để bảo đảm triển khai hiệu quả các chương trình. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phản biện kết quả thực hiện các CTMTQG quan trọng này...


H.N

Các tin khác


Dự báo lạc quan về kinh tế Việt Nam

Các quỹ đầu tư nước ngoài đều đưa ra những dự báo lạc quan về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 và sự tăng trưởng ổn định của dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Kinh tế Việt Nam phục hồi sẽ là điểm tựa cho thị trường chứng khoán

Chỉ số VN-Index đã mất tổng cộng hơn 92 điểm sau 5 phiên giảm liên tiếp. Ngày 20/4 trở thành phiên thứ 5 liên tiếp chứng kiến thị trường chứng khoán (TTCK) lao dốc với sắc đỏ giảm điểm bủa vây khắp các sàn giao dịch chính.

Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất nông sản, thực phẩm

(HBĐT) - Trước thực tế sản xuất nông sản, thực phẩm (NS, TP) còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa nhiều sản phẩm được áp dụng công nghệ cao, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nền nông nghiệp vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2022 lựa chọn chủ đề "Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm NS, TP trong tình hình mới”.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, sản phẩm

Thời gian qua khoa học và công nghệ đã thể hiện rõ vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) tăng lên 45,7% giai đoạn 2016 - 2020, tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 50% năm 2020 đã khẳng định tầm quan trọng việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, sản phẩm.

Các nhà đầu tư Ấn Độ rất quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng vào Việt Nam

Chiều 19/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ Om Birla.

Ðể thị trường lao động phục hồi bền vững

Thêm một mảnh ghép nữa của bức tranh kinh tế-xã hội đang trở lại với gam màu sáng, đó là lĩnh vực lao động và việc làm. Số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy thị trường lao động việc làm quý I/2022 đang dần phục hồi trở lại cùng với đà phục hồi của nền kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục