(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 - 2020, diện mạo nông thôn huyện Lạc Thuỷ có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.


Xã An Bình (Lạc Thủy) phát triển ngành nghề may mặc, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho lao động địa phương.

An Bình là xã vùng sâu của huyện, năm 2019 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Đây là động lực để xã tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề thân thiện với môi trường; hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại cho thu nhập cao, ổn định. Đồng chí   Quách Công Mười, Chủ tịch UBND xã cho biết: Nhờ có NTM, người dân được đi lại trên những con đường bê tông rộng rãi, trường học xây dựng khang trang, đầy đủ trang thiết bị nên chất lượng dạy và học ngày càng nâng cao. Đặc biệt, thương mại, dịch vụ phát triển là điều kiện để thúc đẩy kinh tế của xã. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người đạt 63 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,3%.

Năm 2011, bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp, số tiêu chí bình quân mới đạt 5,85 tiêu chí/xã, còn có sự chênh lệch lớn giữa các xã, các tiêu chí chưa đạt được là những tiêu chí khó như giao thông, thuỷ lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, y tế, hộ nghèo…, đồng thời sản xuất nông nghiệp còn manh mún, lạc hậu, giá trị hàng hoá chưa cao, chưa hình thành được vùng sản xuất, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh, sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp (đạt 13,3 triệu đồng/năm), tỷ lệ hộ nghèo còn cao (21,4%). Nhưng với sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ huyện tới cơ sở, sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân đã tạo bước đột phá lớn, đạt kết quả quan trọng. 

Với sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân, cùng nhiều cách làm hay, sáng tạo, huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM vào tháng 8/2021. Dấu ấn của phong trào xây dựng NTM hiện hữu ở tất cả các địa phương, thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống. Hơn ai hết người dân được thụ hưởng thành quả của chương trình xây dựng NTM cảm nhận rõ sự đổi thay tích cực này. 

Có thể nói, chương trình NTM đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi diện mạo khu vực nông thôn. Kinh tế có bước phát triển khá, chuyển dịch đúng hướng, đặc biệt là tái cơ cấu ngành nông nghiệp được chú trọng, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp tạo được giá trị gia tăng ngày càng cao, xây dựng được nhiều mô hình liên kết sản xuất, mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP. Với nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, phát triển doanh nghiệp, đến nay, các mô hình sản xuất theo nhóm sản phẩm hàng hoá nông nghiệp có giá trị gia tăng cao được nhân rộng như: Trồng   cây ăn quả có múi, trồng na tập trung ở xã Đồng Tâm 103 ha; chè 254 ha, tập trung xã Phú Nghĩa, Phú Thành; vùng rau an toàn 150 ha tập trung xã Đồng Tâm, Phú Nghĩa, thị trấn Chi Nê. Có 4 sản phẩm nông nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, gồm: Nhãn hiệu tập thể cam Lạc Thủy, nhãn hiệu chứng nhận gà Lạc Thủy, na Lạc Thủy, dê Lạc Thủy. Toàn huyện có 13 sản phẩm OCOP được UBND tỉnh xếp hạng, trong đó, 2 sản phẩm được công nhận 4 sao, 11 sản phẩm 3 sao. Trong lộ trình xây dựng NTM, nhiều địa phương đã lựa chọn phát triển chuỗi sản phẩm chủ lực để nâng cao hiệu quả kinh tế. Những mô hình lớn làm "đầu kéo” đã tạo "cú hích” cho phát triển sản xuất. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người đạt 61,2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,34%.

Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Với những cách làm hay, sáng tạo trong xây dựng NTM, hết năm 2021, chính quyền và Nhân dân huyện tự hào với con số: 8/8 xã đạt chuẩn NTM, 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 12 KDC NTM kiểu mẫu, 35 vườn mẫu. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư khá đồng bộ, từng bước hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt hoạt động phát triển KT-XH và đời sống dân sinh. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, ngày càng vững mạnh, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, Nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 

NTM không chỉ mang lại diện mạo mới tại các làng quê mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống sung túc, thôn làng văn minh, quản lý dân chủ. Kết quả này củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và là tiền đề để Lạc Thuỷ phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

Đinh Thắng

Các tin khác


Huyện Lương Sơn triển khai dự án đường nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai 

(HBĐT) - Chiều 28/4, tại xã Hòa Sơn, Ban chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị triển khai dự án đường nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn I).

Hành trình đưa ánh điện về vùng đất khó

(HBĐT) - Hơn 30 năm trước, hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh hết sức sơ sài, số hộ dân có điện chỉ ở mức khiêm tốn. Đến nay, 100% hộ dân trên địa bàn tỉnh đã có điện lưới quốc gia để sử dụng; 131/131 xã trên toàn tỉnh đã đạt tiêu chí số 4 về điện trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đưa ánh điện quốc gia đến các vùng quê trong tỉnh, nhất là các vùng khó khăn.

Bổ sung vốn giúp doanh nghiệp phục hồi

Theo đánh giá của các chuyên gia, nền kinh tế đang dần trở lại quỹ đạo tăng trưởng, cộng đồng doanh nghiệp từng bước phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh. Cùng với chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ và các bộ, ngành, chức năng, điều doanh nghiệp mong mỏi lúc này là hệ thống tổ chức tín dụng xem xét, tiếp tục giảm lãi suất cho vay 2-3%/năm đối với tất cả các khoản đang phát sinh và các khoản vay mới.

Huyện Cao Phong: Giải ngân hơn 500 triệu đồng vốn vay phục hồi và phát triển kinh tế

(HBĐT) - Chiều 28/4, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)  huyện Cao Phong tổ chức phiên giao dịch tại UBND xã Bắc Phong, bắt đầu giải ngân những khoản vay đầu tiên nguồn vốn vay phục hồi và phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Người tiêu dùng hãy lấy hóa đơn khi mua hàng để có cơ hội trúng thưởng đến 50 triệu đồng

(HBĐT) - Trong thời gian qua, công tác quản lý về hóa đơn có rất nhiều vụ việc gian lận thuế đã được ngành Thuế phát hiện. Luật Quản lý thuế đưa ra các quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) là bước chuyển quan trọng trong công tác quản lý thuế và tăng trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc quản lý, sử dụng dữ liệu HĐĐT.

TP Hòa Bình: Tổng thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện 168,85 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2022, dự toán thu ngân sách Nhà nước của TP Hòa Bình được giao 855,169 tỷ đồng, bằng 85,51% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra đến năm 2025 đạt 1.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu, ngay từ đầu năm, cấp ủy, chính quyền thành phố đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác thu từ việc giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, thu phí, lệ phí, thuế nhà đất, đảm bảo hoàn thành dự toán thu tiền sử dụng đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục