Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải công tác phục vụ nhằm bảo đảm an toàn, an ninh hàng không trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 vừa qua.
Hành khách tại Sân bay Nội Bài dịp lễ 30/4 -1/5. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Theo đó, tổng sản lượng thông qua các cảng hàng không, sân bay Việt Nam ước đạt 7.700 lần hạ cất cánh (giảm 12% so với cùng kỳ lễ 30/4-1/5 năm 2021); hơn 1,1 triệu hành khách (giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2021); 15.900 tấn hàng hóa (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2021).
Đối với 3 cảng hàng không quốc tế lớn, gồm: Tân Sơn Nhất ước đạt 2.515 lần hạ cất cánh (giảm 7,5% so với cùng kỳ), 375.000 lượt khách (tăng 3% so với cùng kỳ), 4.900 tấn hàng hóa (giảm 12% so với cùng kỳ);
Nội Bài ước đạt 1.959 lần hạ cất cánh (tăng 4% so với cùng kỳ), 240.000 lượt khách (giảm 4% so với cùng kỳ), 9.600 tấn hàng hóa (tăng 55% so với cùng kỳ); Đà Nẵng ước đạt 693 lần hạ cất cánh (giảm 13% so với cùng kỳ), 94.800 lượt khách (giảm 8% so với cùng kỳ), 316 tấn hàng hóa (giảm 36% so với cùng kỳ).
Giai đoạn từ ngày 30/4-3/5, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 3.600 chuyến bay giảm 13,5% so với cùng kỳ 2021; trong đó có 3.300 chuyến cất cánh đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 88,8%, giảm 0,7 điểm so với tháng cùng kỳ 2021. Tổng số chuyến bay bị hủy là 25 chuyến chiếm tỷ lệ hủy là 0,7%, giảm 0,2 điểm so với cùng kỳ 2021.
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, các đơn vị trong ngành hàng không đã phối hợp nhịp nhàng, không xảy ra tình trạng ùn tắc tại cảng hàng không, hạn chế tối đa tình trạng bay chờ vì lý do thời tiết, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ ở mức khá cao.
Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam thực hiện nghiêm các chuyến bay theo đúng slot (lượt cất, hạ cánh) đã được cấp, giảm thiểu tỷ lệ các chuyến bay chậm, hủy; tăng cường tổ chức giám sát tình hình thực hiện slot của các hãng hàng không, kịp thời chấn chỉnh; yêu cầu các hãng hàng không luôn bố trí đại diện có thẩm quyền giải quyết thắc mắc, khiếu nại của hành khách...
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - TP Hòa Bình trong những năm qua đã, đang từng bước nỗ lực, khẳng định được vai trò, vị thế của một đô thị trung tâm, tạo tiền đề quan trọng trong xây dựng và phát triển tỉnh là vùng kinh tế trọng điểm của Thủ đô Hà Nội. Hiện nay, mỗi năm thành phố được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào hạ tầng, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực nhằm xứng tầm là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội và là trái tim của cả tỉnh.
(HBĐT) - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) của tỉnh trải dài và bao phủ khắp các huyện, thành phố với 145/151 xã, phường, thị trấn. Do điều kiện về địa hình, phân bố dân cư, lịch sử từ xa xưa, đồng bào chủ yếu sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đây là những khu vực có diện tích tự nhiên rất rộng nhưng thường bị chia cắt bởi núi đá, sông, suối; cơ sở hạ tầng KT-XH còn thiếu và yếu. Vì vậy, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao.
(HBĐT) - 3 tháng đầu năm 2022, thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Song, Đảng bộ, chính quyền, LLVT, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phát huy tinh thần đoàn kết; đổi mới, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhằm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Qua đó, tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng trong phục hồi và phát triển KT-XH; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Cụ thể:
(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình nằm trong quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô, là cửa ngõ kết nối Thủ đô Hà Nội với vùng Tây Bắc; với xu hướng phát triển là thành phố vệ tinh, thành phố thông minh của Vùng Thủ đô, giúp tỉnh mở ra cơ hội lớn để phát triển, trong đó lĩnh vực công nghiệp có nhiều lợi thế. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phải trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Tập trung phát triển CN-TTCN theo hướng hiện đại, duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, hướng mạnh cho xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao...
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 sẽ giảm 25.800 đồng với bình 12 kg và 102.900 đồng với bình công nghiệp 48 kg.
(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 - 2020, diện mạo nông thôn huyện Lạc Thuỷ có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.