(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 32 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Trong đó, các huyện: Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn mỗi địa phương 3 sản phẩm; Kim Bôi, Tân Lạc, Mai Châu, TP Hòa Bình mỗi địa phương 2 sản phẩm; Đà Bắc 5 sản phẩm, Cao Phong 4 sản phẩm, Lương Sơn 6 sản phẩm.
Nhãn miền Cao Răm, chủ thể HTX nông nghiệp Vai Đào, xã Cao Sơn (Lương Sơn) đăng kí tham gia Chương trình OCOP năm 2022.
Để nâng cao hiệu quả và chất lượng Chương trình OCOP năm 2022 theo đúng chu trình thường niên và đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT hỗ trợ, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP ở địa phương theo hướng dẫn của Trung ương ban hành cho giai đoạn 2021 - 2025. Thường xuyên kiểm tra để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện tại địa phương; tổ chức đoàn công tác kiểm tra, đánh giá, duyệt ý tưởng để lựa chọn sản phẩm tiềm năng tránh trường hợp các sản phẩm nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tiêu chuẩn sản xuất an toàn…
Đối với các sở, ngành là thành viên Hội đồng thẩm định tỉnh tiếp tục lồng ghép tăng cường tập huấn, hỗ trợ các địa phương công tác quản lý sản phẩm OCOP, kiểm tra việc tuân thủ các cam kết về chất lượng, truy xuất nguồn gốc…Trung tâm Xúc tiến thương mại và du dịch tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh hướng đến xuất khẩu.
Hoàn thành đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện xong trước ngày 30/9/2022. Các huyện gửi hồ sơ và văn bản đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh về Văn phòng Điều phối NTM tỉnh trước ngày 10/10/2022.
T.T
(HBĐT) - 3 tháng đầu năm 2022, thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Song, Đảng bộ, chính quyền, LLVT, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã phát huy tinh thần đoàn kết; đổi mới, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả nhằm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Qua đó, tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng trong phục hồi và phát triển KT-XH; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Cụ thể:
(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình nằm trong quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô, là cửa ngõ kết nối Thủ đô Hà Nội với vùng Tây Bắc; với xu hướng phát triển là thành phố vệ tinh, thành phố thông minh của Vùng Thủ đô, giúp tỉnh mở ra cơ hội lớn để phát triển, trong đó lĩnh vực công nghiệp có nhiều lợi thế. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh đặt mục tiêu phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) phải trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, thúc đẩy các ngành kinh tế khác. Tập trung phát triển CN-TTCN theo hướng hiện đại, duy trì phát triển ngành nghề truyền thống, hướng mạnh cho xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao...
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 sẽ giảm 25.800 đồng với bình 12 kg và 102.900 đồng với bình công nghiệp 48 kg.
(HBĐT) - Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011 - 2020, diện mạo nông thôn huyện Lạc Thuỷ có những đổi thay rõ rệt. Từ cơ sở hạ tầng đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên.
(HBĐT) - Những ngày tháng 4, đường phố Lương Sơn rực rỡ cờ hoa, người dân phấn khởi, quyết tâm xây dựng huyện trở thành thị xã vào năm 2025. Huyện thực hiện 30 đồ án quy hoạch. Trong đó, đang tiến hành lập đồ án điều chỉnh quy hoạch thị trấn Lương Sơn và vùng mở rộng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045; 25 đồ án quy hoạch chi tiết các khu nhà ở, khu đô thị, khu đấu giá; 4 đồ án quy hoạch phân khu.
(HBĐT) - Hiện nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp như chuối, chè, măng, mía... không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn vươn xa ra các tỉnh, thành phố và thị trường thế giới. Đó là kết quả của việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp theo quy trình VietGAP, hữu cơ.