(HBĐT) - Trong tháng 4 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt 121,396 triệu USD, tăng 3% so với tháng trước. Lũy kế 4 tháng đầu năm ước đạt 395,836 triệu USD, tăng 9,85% so với cùng kỳ, đạt 27,55% kế hoạch năm.
Bước vào năm 2022, Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam Hòa Bình (Khu công nghiệp Lương Sơn) đã phục hồi mạnh mẽ hoạt động sản xuất - kinh doanh, qua đó đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu tháng 4 ước đạt 93,524 triệu USD, tăng 5,93% so với tháng 3/2022. Lũy kế 4 tháng ước đạt 354,637 triệu USD, tăng 15,05% so với cùng kỳ, đạt 32,33% kế hoạch năm.
Cũng trong tháng 4, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp của tỉnh ước tăng 8,79% so với tháng 3/2022. Một số ngành chủ yếu như: Công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 1,8%; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí ước tăng 18,63%; ngành công nghiệp khai khoáng ước giảm 22,55%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải, rác thải ước tăng 2,97%. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm đến cuối tháng 4/2022, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 6,03% so với tháng 4/2021.
P.V
(HBĐT) - Những năm qua, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Mai Hịch (Mai Châu) tích cực lao động, sôi nổi, nhiệt tình trong các phong trào thi đua. Từ phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp" đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, xuất hiện nhiều gương thanh niên tiêu biểu trong phát triển kinh tế.
Đến nay, sản xuất tại các trung tâm công nghiệp ở phía bắc đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế của các địa phương nói riêng, của cả nước nói chung. Thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch Covid-19, từ nay đến cuối năm 2022, các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp trở thành động lực tăng trưởng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
(HBĐT) - Sản phẩm cây ăn quả có múi (CAQCM) được xác định là 1 trong 9 loại nông sản chủ lực của tỉnh, đây cũng là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có khả năng chi phối thị trường các tỉnh phía Bắc. Để phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất CAQCM, ngày 16/9/2021, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Là một trong những vùng sản xuất CAQCM chủ lực của tỉnh với tổng diện tích chiếm 30%, huyện Cao Phong đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện "Đề án Tái canh CAQCM trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025” nhằm tổ chức lại sản xuất, khép kín, đồng bộ, bền vững từ phát triển vùng nguyên liệu tới sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm (TTSP).
(HBĐT) - Là tỉnh có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm đa số, cùng với ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng dân tộc và quan tâm chăm lo đời sống người dân, những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đã được các cấp, ngành chức năng đẩy mạnh. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã góp phần tạo sự đồng thuận, tin tưởng của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc.
(HBĐT) - Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã Yên Trị (Yên Thủy) có chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình cây, con giống mới được đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế bước đầu khởi sắc, trong đó có mô hình nuôi hươu lấy nhung.
(HBĐT) - UBND huyện Yên Thủy vừa tổ chức hội nghị tổng kết và khen thưởng tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên địa bàn.