Dành nguồn lực thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn
Thứ tư, 11/5/2022 | 9:13:54 Sáng
(HBĐT) - Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH cơ bản, đồng bộ, hiện đại là 1 trong 4 đột phá chiến lược được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra. Cùng với tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư, từng bước hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH tương đối đồng bộ với một số công trình hiện đại, đảm bảo cho phát triển nhanh, bền vững thì mục tiêu xây dựng nông thôn mới (XDNTM), dần thu hẹp khoảng cách vùng, miền, góp phần quan trọng nâng cao đời sống Nhân dân được đặt lên hàng đầu.
Đường đến xóm Tân Sơn, xã Toàn Sơn (Đà Bắc ) được đầu tư mở rộng, làm thay đổi diện mạo nông thôn.
Với quan điểm phát triển hạ tầng phải đi trước một bước, nhất là đối với tỉnh miền núi có xuất phát điểm thấp, điều kiện phát triển KT-XH nhiều khó khăn. Do vậy, từ nhiều năm nay, vấn đề này đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo. Nhiều chương trình, dự án triển khai trên địa bàn đã tập trung phần lớn nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, trong đó Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) XDNTM là một điển hình.
Xã Toàn Sơn (Đà Bắc) tuy vẫn còn 4/5 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK), song những năm qua, nhờ được hưởng lợi từ các chương trình và sự linh hoạt trong lồng ghép các nguồn vốn đầu tư, xã có hệ thống điện, đường, trường, trạm cơ bản đáp ứng nhu cầu và đã về đích NTM. Đồng chí Đỗ Viết Thạch, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Toàn Sơn đã được đầu tư nhiều công trình, dự án; nhất là đường giao thông nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa; đường ra khu sản xuất mở rộng, ô tô có thể vào tận nơi, thuận lợi cho thu hoạch cây công nghiệp, hoa màu, giá thành được cao hơn, qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển. Xã cũng được đầu tư đường dẫn nước sạch về các xóm và xây mới, nâng cấp trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, phục vụ tốt cuộc sống của bà con và thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi.
Với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, xây dựng hạ tầng KT-XH nông thôn đồng bộ, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa; đảm bảo môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn... tỉnh đã quan tâm huy động các nguồn lực cho XDNTM. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách T.Ư và tỉnh, các huyện, thành phố đã cân đối nguồn lực từ ngân sách địa phương hỗ trợ chương trình, lồng ghép thực hiện với nguồn vốn của các chương trình, dự án khác; trong đó ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, mô hình sinh kế cho các xã, xóm ĐBKK. Tính trong 2 năm 2020 - 2021, tổng nguồn vốn huy động thực hiện XDNTM của tỉnh đạt trên 6.050 tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí. Nhờ vậy hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh, làm thay đổi nhiều vùng quê.
Nổi bật nhất là lĩnh vực giao thông đã đổi thay đáng kể. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, việc cải tạo, nâng cấp, quản lý, bảo trì đường giao thông được quan tâm. Các địa phương vận động Nhân dân tích cực trồng hoa, cây cảnh trên các tuyến đường. Riêng trong năm 2021, toàn tỉnh tiếp tục triển khai và hoàn thiện trên 40 công trình khởi công năm 2020; nâng cấp, cải tạo, làm mới trên 210 km đường giao thông nông thôn. Hiện đã có 78/129 xã đạt tiêu chí về giao thông.
Song song với đó, năm qua có 16 công trình thủy lợi hoàn thành; toàn tỉnh có 123 xã đạt tiêu chí thủy lợi. Hệ thống lưới điện nông thôn cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH với tổng chiều dài gần 7.157 km; tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 99%; 100% xã đạt tiêu chí về điện. Hệ thống trường, lớp học được đầu tư khang trang, cơ bản đủ phòng học, phòng chức năng phục vụ dạy và học. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn được đầu tư đúng quy định, quy hoạch, đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất văn hóa được quan tâm hỗ trợ đầu tư. Năm qua, toàn tỉnh tiếp tục triển khai, hoàn thiện 235 công trình nhà văn hóa, sân vận động xã và nhà văn hóa, khu thể thao thôn, xóm. Các địa phương cũng dành nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT. Hiện, hầu hết người dân khu vực nông thôn sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập; 100% xã đạt tiêu chí về thông tin và truyền thông...
Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng đã tạo lực đẩy phát triển KT-XH khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Giai đoạn 2021 - 2025, việc huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng tiếp tục được tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên. Đặc biệt, cùng với triển khai 2 Chương trình MTQG XDNTM và giảm nghèo bền vững, việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 được đánh giá sẽ tạo sự thay đổi toàn diện khu vực nông thôn miền núi của tỉnh, nhất là đối với các xã ĐBKK.
Trao đổi về chương trình MTQG mới này, đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh chia sẻ: Đầu tư phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN là đầu tư cho phát triển bền vững, gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là ĐBDTTS; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với vùng phát triển. Do vậy, chương trình sẽ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất để cải thiện điều kiện sinh kế, điều kiện sống cho đồng bào; tập trung đầu tư cho các xã có điều kiện thoát khỏi diện ĐBKK, các xã, thôn, xóm khó khăn nhất.
Được biết, trong 10 dự án thành phần của Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực để thực hiện hiệu quả dự án về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng ĐBDTTS&MN.
Để đảm bảo hạ tầng viễn thông, công nghệ Thông tin (VT-CNTT) tốt nhất, nhất là công tác truyền thông cho SEA Games 31, VNPT đã hoàn tất hạ tầng VT-CNTT tại các địa điểm tổ chức SEA Game, đồng thời tăng cường phủ sóng VinaPhone 5G tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia và Sân vận động Mỹ Đình Hà Nội.
(HBĐT) - Đến ngày 24/4, huyện Lương Sơn đã có 155 tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC, đạt tỷ lệ 24,4% .
(HBĐT) - Trong quý 1/2022, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) tỉnh phối hợp với Hội Nông dân các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn và TP Hoà Bình tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp năm 2022.
(HBĐT) - Những năm qua, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Mai Hịch (Mai Châu) tích cực lao động, sôi nổi, nhiệt tình trong các phong trào thi đua. Từ phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp" đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo, xuất hiện nhiều gương thanh niên tiêu biểu trong phát triển kinh tế.
Đến nay, sản xuất tại các trung tâm công nghiệp ở phía bắc đã có dấu hiệu phục hồi tích cực, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế của các địa phương nói riêng, của cả nước nói chung. Thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả với dịch Covid-19, từ nay đến cuối năm 2022, các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp trở thành động lực tăng trưởng, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu đề ra.
(HBĐT) - Sản phẩm cây ăn quả có múi (CAQCM) được xác định là 1 trong 9 loại nông sản chủ lực của tỉnh, đây cũng là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có khả năng chi phối thị trường các tỉnh phía Bắc. Để phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất CAQCM, ngày 16/9/2021, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Là một trong những vùng sản xuất CAQCM chủ lực của tỉnh với tổng diện tích chiếm 30%, huyện Cao Phong đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện "Đề án Tái canh CAQCM trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025” nhằm tổ chức lại sản xuất, khép kín, đồng bộ, bền vững từ phát triển vùng nguyên liệu tới sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm (TTSP).