(HBĐT) - Năm 2021 và 5 tháng đầu năm nay, Hòa Bình nằm trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (GNVĐTC) đạt khá. Tuy vậy, kết quả đạt được chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, từ đó đã ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Do đó, trong thời gian tới, GNVĐTC được UBND tỉnh xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.


Được bố trí vốn đầu tư, dự án đường nối đường Trần Hưng Đạo đi phường Dân Chủ kết nối với quốc lộ 6 (TP Hòa Bình) đã được triển khai thi công.

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 2048/QĐ-TTg, ngày 6/12/2021 với tổng số vốn 3.393,9 tỷ đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh giao tại Nghị quyết số 61/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 về kế hoạch đầu tư công năm 2022 là 4.192,8 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn sớm được UBND tỉnh phân bổ, giao chi tiết đến từng dự án; đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư (CĐT) xây dựng giải pháp và tổ chức thực hiện đảm bảo hoàn thành giải ngân kế hoạch vốn năm 2022.

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và GNVĐTC là một yếu tố quan trọng góp phần hoàn thành kế hoạch tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 9% trong năm nay. Đây cũng là lực đẩy quan trọng góp phần phục hồi mạnh KT-XH sau thời gian dài chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Tại các cuộc họp thường kỳ, Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành, các địa phương tập trung GNVĐTC ngay khi có khối lượng nghiệm thu, không để dồn thanh toán vào cuối năm và không gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Đồng thời chỉ đạo Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất, nguồn thu xổ số kiến thiết để đảm bảo có nguồn vốn bố trí cho các dự án triển khai xây dựng. Đặc biệt, hàng tháng, UBND tỉnh tổ chức họp chuyên đề, nghe báo cáo về tình hình thực hiện, giải ngân kế hoạch VĐTC, qua đó kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Tính đến ngày 20/5, tổng số GNVĐTC của tỉnh được 747,8 tỷ đồng, đạt 22% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 18% kế hoạch vốn đã được giao chi tiết cho các dự án. Trong đó, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh đã giải ngân 582,9 tỷ đồng, đạt 31% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 22% kế hoạch vốn đã được giao chi tiết cho các dự án; vốn ngân sách T.Ư (vốn trong nước) giải ngân 120,1 tỷ đồng, đạt 11% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch vốn đã giao chi tiết cho các dự án; vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 45,84 tỷ đồng, đạt 11% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao và kế hoạch vốn đã được giao chi tiết cho các dự án.

Kết quả GNVĐTC, nhất là vốn ngân sách T.Ư và vốn ODA đạt thấp. UBND tỉnh đã chỉ rõ, trong thời gian qua, một số CĐT chưa thực sự quan tâm chỉ đạo, chưa thực sự quyết liệt trong đẩy nhanh các thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng và GNVĐTC. Để khắc phục tình trạng này và đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9%, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các CĐT nghiêm túc thực hiện cam kết đến ngày 30/6/2022, giải ngân đạt trên 50% kế hoạch vốn giao, đến ngày 30/9 đạt trên 70% và đến ngày 31/1/2023 đạt 100% kế hoạch vốn giao. Người đứng đầu phải luôn sâu sát trong chỉ đạo, điều hành gắn với kiểm điểm trách nhiệm và phòng, chống tham nhũng. Các CĐT dự án tập trung đẩy nhanh thực hiện các thủ tục đầu tư, bao gồm cả thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án (nếu có), giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng và GNVĐTC đảm bảo hoàn thành việc giải ngân kế hoạch vốn năm 2022 theo các mốc thời gian đề ra. Vừa qua, tại cuộc họp về tình hình GNVĐTC, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở KH&ĐT chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan, các CĐT rà soát, đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn của các dự án có khả năng giải ngân thấp cho các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn. Tổng hợp, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh phê bình bằng văn bản đối với các CĐT có dự án tỷ lệ giải ngân thấp hơn tỷ lệ đã cam kết.

Đặc biệt, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan trong việc không hoàn thành giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2021, bị cắt giảm, điều chuyển vốn về T.Ư đối với dự án tuyến đường xóm Sộp, xã Phúc Sạn đi xóm Đoi, xã Tân Mai, huyện Mai Châu (nay là tuyến đường xóm Nọt, xã Sơn Thủy đi xóm Đoi, xã Tân Thành, huyện Mai Châu).

UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác, giao đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, cùng lãnh đạo các sở, ngành có liên quan kiểm tra các CĐT có dự án tỷ lệ giải ngân thấp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân kế hoạch VĐTC năm 2022.

Bình Giang

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy đánh giá mô hình cấy lúa chất lượng cao Đài thơm 8

(HBĐT) - Ngày 7/6, tại xã Đồng Tâm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lạc Thủy phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam - chi nhánh Ba Vì tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình cấy lúa chất lượng cao Đài thơm 8. Vụ xuân năm nay, mô hình được triển khai trên diện tích 2 ha tại xã Đồng Tâm và Thống Nhất.

Xã Vĩnh Tiến: Đa dạng kênh hỗ trợ giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Ngoài xóm Kim Đức và xóm 168 phát triển kinh doanh, dịch vụ buôn bán nhỏ, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) có 6 xóm chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp, đời sống kinh tế của nhiều hộ còn khó khăn. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 33,2 triệu đồng, hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2021 còn 27,9%, hộ cận nghèo 10,9%.

Xã Lâm Sơn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển đô thị

(HBĐT) - Năm 2022, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) quyết tâm huy động mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt các tiêu chí nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Mục tiêu đặt ra là xây dựng NTM kiểu mẫu gắn với phát triển đô thị văn minh, hiện đại.

Thúc đẩy tái cơ cấu ngành thủy sản

(HBĐT) - Hoà Bình có tiềm năng phát triển thủy sản tương đối lớn với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thủy điện. Trong tỉnh còn có một số sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng, bè hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên. Đặc biệt, với tiềm năng to lớn về mặt nước và sự phong phú, đa dạng của các giống loài thủy sản, hồ thủy điện Hòa Bình được coi là kho tàng quý báu về thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 4.609 tỷ đồng

(HBĐT) - Trong tháng 5, các ngành chức năng tích cực theo dõi diễn biến cung cầu, thị trường; giá cả những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân để kịp thời có biện pháp xử lý, tránh để xảy ra tình trạng tăng giá bất hợp lý gây bất ổn thị trường. Đồng thời tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, niêm yết giá, đặc biệt phải được công bố, niêm yết công khai dịch vụ theo quy định hiện hành và thực hiện theo giá niêm yết các dịch vụ...

Hạ nhiệt giá xăng, Bộ Tài chính đề xuất cắt giảm 8% thuế nhập khẩu

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 14 kỳ điều chỉnh, trong đó 11 kỳ điều chỉnh tăng và chỉ 3 kỳ điều chỉnh giảm và hiện đang ở mức kỷ lục hơn 31.500 đồng/lít.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục