(HBĐT) - Lần đầu tiên, danh hiệu "Trí thức khoa học công nghệ (KHCN) tiêu biểu tỉnh Hòa Bình” được tôn vinh với 20 cái tên nổi bật nhất. Đây là những trí thức tiêu biểu đã có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp quan trọng vào hoạt động của đội ngũ trí thức tỉnh nhà những năm qua và tạo thêm nhiều động lực thúc đẩy KT-XH phát triển.


Các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trao thưởng cho các trí thức được vinh danh "Trí thức khoa học công nghệ tiêu biểu tỉnh Hòa Bình".

Bà Đặng Thị Phương Hảo, Giám đốc Công ty cổ phần Biopharm Hòa Bình là 1 trong 20 trí thức KHCN tiêu biểu vừa được vinh danh. Bà đã tham gia và trực tiếp làm chủ nhiệm 2 dự án KHCN cấp Nhà nước, 2 đề tài KHCN cấp tỉnh và có một số công trình nghiên cứu được đăng trên các trang tạp chí. Ngoài ra, bà còn đoạt 1 giải nhất, 2 giải nhì tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh (lần thứ 7và 8). Trong quá trình công tác, bà Phương Hảo đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác tập hợp, đoàn kết, vận động, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức của tỉnh, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh, được bằng khen của UBND tỉnh năm 2020.

Trong số 20 trí thức KHCN tiêu biểu vừa được UBND tỉnh vinh danh đợt 1, năm 2022, có 3 phụ nữ khiến nhiều người "tâm phục, khẩu phục”: Bà Đặng Thị Phương Hảo, Giám đốc Công ty CP Biopharm Hòa Bình; bà Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; bà Nguyễn Thị Tâm, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và sinh vật cảnh tỉnh.

Trên cương vị là Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, bà Đinh Thị Thảo từng là chủ nhiệm 1 đề tài KHCN cấp tỉnh, từng có những sáng kiến cấp tỉnh được đánh giá cao, đã được đưa vào áp dụng trong thực tiễn, từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương, trong đó có lĩnh vực KHCN. Còn đối với bà Nguyễn Thị Tâm, chuỗi thành tích trong lĩnh vực KHCN của bà là minh chứng đầy thuyết phục cho thấy, bà hoàn toàn xứng đáng đứng trong hàng ngũ các trí thức KHCN tiêu biểu nhất của tỉnh hiện nay. Được biết, năm 2019, bà Tâm đã được tôn vinh là "Nhà khoa học của nhà nông”. Đồng thời, khi tham gia các cuộc thi sáng tạo KH&KT cấp tỉnh, bà đều khẳng định được bản lĩnh, trí tuệ và tâm huyết của mình, thực sự xứng đáng là nhà nông xuất sắc, một trí thức KHCN tiêu biểu.

Danh sách 20 cá nhân được UBND tỉnh công nhận danh hiệu "Trí thức KHCN tiêu biểu tỉnh Hòa Bình lần thứ I, năm 2022” với những cái tên hoàn toàn xứng đáng, không chỉ vì họ đã có nhiều thành tích cá nhân xuất sắc, mà quan trọng hơn là bởi họ đã có những đóng góp nổi bật vào sự phát triển của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh, cũng như sự phát triển toàn diện của KT-XH tỉnh nhà. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng KHCN tỉnh cho biết: UBND tỉnh đã tổ chức lễ tôn vinh trí thức KHCN tiêu biểu lần thứ I, năm 2022 nhằm khẳng định vị trí, vai trò, ghi nhận công lao và tôn vinh thành tích của đội ngũ trí thức KHCN. Thông qua việc tôn vinh nhằm cổ vũ, động viên, khích lệ đội ngũ trí thức KHCN tiếp tục tăng cường đoàn kết, phát huy trí tuệ, tạo thêm động lực thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

Thống kê đến nay, toàn tỉnh có 28.928 cán bộ, công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã. Theo đánh giá của UBND tỉnh, những năm qua, đội ngũ trí thức Hòa Bình không ngừng lớn mạnh, luôn là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp GD&ĐT, y tế, KHCN, góp phần quan trọng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, khẳng định vai trò trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trong sự phát triển chung của đội ngũ trí thức tỉnh nhà, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã củng cố các hội thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động. Tính đến nay, Liên hiệp Hội có 8 hội thành viên, 4 đơn vị trực thuộc, thu hút trên 11.000 trí thức KHCN tham gia. Việc tôn vinh đội ngũ trí thức KHCN tiêu biểu cho thấy sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh, khẳng định quyết tâm chính trị tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của đội ngũ trí thức KHCN, xây dựng đội ngũ trí thức KHCN thực sự xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu đưa tiến bộ KHCN phục vụ phát triển KT-XH, AN-QP của địa phương.

Thu Trang

Các tin khác


Tiếp sức để hợp tác xã phát triển

(HBĐT) - Nhiều hợp tác xã (HTX) phải giải thể hoặc sản xuất cầm chừng do thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD). Trước những khó khăn, Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX được thành lập đã góp phần tháo gỡ một phần khó khăn về vốn, khuyến khích các HTX mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật, đổi mới bao bì, mẫu mã sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất.

Huyện Lạc Sơn: Nhiều giải pháp thực hiện công tác quản lý đất đai và giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Công tác quản lý đất đai (QLĐĐ) và giải phóng mặt bằng (GPMB) là nhiệm vụ trọng tâm và trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn. Những năm qua, huyện Lạc Sơn đã có nhiều tiến bộ và đạt kết quả tích cực trong thực hiện 2 nhiệm vụ, song thực tiễn triển khai vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Huyện Lương Sơn - thẳng thắn, cầu thị, tập trung cải thiện chỉ số DDCI: Bài 2 - Dứt điểm với tình trạng "trên nóng, dưới lạnh”

(HBĐT) - Để cải thiện thứ hạng DDCI của huyện năm 2022, Lương Sơn đã có động thái cụ thể, đồng thời có những giải pháp chỉ đạo sát sao hơn nhằm tăng cường hoạt động chuyên môn của các phòng, ban, xã, thị trấn.

Hội thảo “Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu, phân biệt bột ngọt thật - giả nhãn hiệu AJINOMOTO”

(HBĐT) - Ngày 8/6, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh phối hợp với Công ty AJINOMOTO Việt Nam tổ chức hội thảo "Hướng dẫn nhận biết dấu hiệu, phân biệt bột ngọt thật - giả nhãn hiệu AJINOMOTO” cho cán bộ, công chức lực lượng QLTT tỉnh.

Huyện Lương Sơn - thẳng thắn, cầu thị, tập trung cải thiện chỉ số DDCI: Bài 1 - Áp lực hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh

(HBĐT) - Là địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, huyện Lương Sơn trong bối cảnh hàng loạt nhà đầu tư đổ về thời gian qua phần nào khiến cho các cấp chính quyền gặp áp lực hơn so với các địa phương trong tỉnh. Có thể do những khác biệt rõ nét nên khi được "cân, đo, đong, đếm", dường như những nỗ lực của Lương Sơn vẫn là chưa đủ với mong muốn của của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thấy rõ nhất điều này qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI) năm 2021, huyện Lương Sơn xếp thứ 7/10 huyện, thành phố.

Tú Lý - vùng quê đổi mới

(HBĐT) - Xã Tú Lý (Đà Bắc) là địa bàn được sáp nhập giữa 2 xã Tu Lý và Hào Lý theo Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong giai đoạn khởi đầu của xã mới, cùng với ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động tới phát triển KT-XH và đời sống Nhân dân. Tuy vậy, với sự đồng thuận, nỗ lực vượt khó của cả hệ thống chính trị và người dân, nơi đây đang từng ngày đổi mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục