(HBĐT)-Chỉ thị số 03, ngày 18/1/2022 của UBND tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2022 đề ra nhiệm vụ: Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, kế hoạch đầu tư công năm 2022. Quyết liệt thực hiện các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân, gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công (VĐTC) ngay từ đầu năm. UBND tỉnh yêu cầu, đến ngày 30/6/2022, giải ngân đạt trên 50% kế hoạch vốn (KHV) giao, đến ngày 30/9 đạt trên 70% và đến ngày 31/1/2023 đạt 100% KHV giao. Tuy nhiên, đến hết tháng 6, kết quả giải ngân VĐTC của tỉnh đạt thấp so với yêu cầu.



Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) được bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng trụ sở làm việc đáp ứng yêu cầu phát triển.

Kế hoạch ĐTC vốn NSNN năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ (TTCP) giao 3.393,9 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua 4.192,8 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết giao tăng 1,47 tỷ đồng, vốn đầu tư khác tăng 400 tỷ đồng, nguồn thu sử dụng đất giao tăng 397,4 tỷ đồng. Đến ngày 18/3/2022, UBND tỉnh đã phân bổ, giao chi tiết kế hoạch VĐTC cho các dự án là 4.192,8 tỷ đồng, đạt 124% KHV TTCP giao và đạt 100% KHV HĐND tỉnh thông qua.

Theo Tổ công tác của Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá, thời gian qua, giải ngân VĐTC gặp nhiều khó khăn do một số chủ đầu tư (CĐT) chưa thực sự quan tâm, đôn đốc đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn (KHV) được giao. Còn có các dự án đã được bố trí vốn để hoàn trả vốn ứng trước ngân sách tỉnh nhưng CĐT chưa hoàn thành thủ tục hoàn ứng tại Kho bạc Nhà nước, hoặc các dự án chưa triển khai thực hiện KHV giao. Các dự án thuộc đề án phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà mới được giao vốn vào tháng 3/2022 nên tỷ lệ giải ngân thấp. Ngoài ra, các dự án khởi công mới chậm hoàn thành thủ tục đầu tư, thủ tục đấu thầu và lựa chọn nhà thầu nên chưa đủ điều kiện thực hiện, giải ngân KHV được giao và một số dự án đang điều chỉnh. Cũng có những dự án chậm hoàn thiện các thủ tục đầu tư làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Tính đến ngày 20/6, tổng số kế hoạch VĐTC đã giải ngân là 946,4 tỷ đồng, đạt 28% KHV TTCP giao và đạt 23% KHV UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Cụ thể, vốn đầu tư trong cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 720,4 tỷ đồng, đạt 27% KHV UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Vốn ngân sách T.Ư (vốn trong nước) giải ngân 153,2 tỷ đồng, đạt 14% KHV UBND tỉnh đã giao chi tiết đến các dự án. Vốn nước ngoài (ODA) giải ngân 72,9 tỷ đồng, mới đạt 17% KHV giao.

Trao đổi về công tác này tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 6, đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá: Giải ngân VĐTC còn chậm. Hầu hết các dự án là chuyển tiếp, dự án khởi công mới không nhiều. Đáng ra với những dự án chuyển tiếp đã phải tiếp nhận được hết vốn, thế nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được, kéo theo tỷ lệ giải ngân thấp. Đối với nguồn vốn ODA cũng rất thấp, vì vậy, các CĐT phải tích cực phối hợp các sở, ngành của tỉnh và bộ, ngành T.Ư mới có thể đẩy nhanh được thủ tục giải ngân. Ngoài ra theo đánh giá, các dự án chậm một phần do công tác giải phóng mặt bằng (GPMB). Có những dự án mới có thể khởi công theo tiến độ nhưng giải ngân lại chậm do vướng GPMB. Cũng có những dự án các Ban của tỉnh là CĐT nhưng huyện lại lo công tác GPMB, do đó cần phải phối hợp chặt chẽ từ khâu đo đạc, trích lục, bàn giao hồ sơ đảm bảo và phải phối hợp cả trong công tác kiểm đếm mới nhanh được.

Cũng về vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Thắng, Giám đốc Sở Tài chính cho biết: Theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh là phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân VĐTC. Với vai trò của Sở Tài chính, chúng tôi đã ban hành nhiều văn bản gửi đến các CĐT để đôn đốc nhiệm vụ. Song ngược lại, có rất ít CĐT gửi văn bản đăng ký để thực hiện giải ngân vốn điều hành theo tiến độ thu nên kéo theo tỷ lệ giải ngân VĐTC đạt thấp. Vì vậy, nhiệm vụ này cần phải được đẩy mạnh khi có khối lượng. Thực tế việc thu tiền sử dụng đất được bố trí cho vốn đầu tư và điều hành theo tiến độ, nếu trường hợp tiền sử dụng đất chưa thu được nhưng mà có tiến độ thì các CĐT cứ có văn bản đề xuất, Sở Tài chính sẽ tiếp nhận, báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh để xử lý kịp thời và cũng là đẩy nhanh giải ngân VĐTC.

Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm là hết sức nặng nề, theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các CĐT tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân VĐTC năm 2022 theo ý kiến chỉ đạo của T.Ư và Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh tăng thu nguồn thu sử dụng đất, nguồn thu xổ số kiến thiết để đảm bảo có nguồn vốn bố trí cho các dự án triển khai thực hiện. Tăng cường công tác chuẩn bị thực hiện dự án, việc lựa chọn nhà thầu đúng quy định pháp luật, sớm khởi công công trình. Chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ thi công công trình. Chú trọng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch ĐTC. Nâng cao chất lượng công vụ, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các cá nhân gây chậm trễ trong việc giao vốn, thanh toán vốn. Đồng thời rà soát, chủ động đề xuất cắt giảm, điều chỉnh vốn của các dự án không còn nhu cầu sử dụng, hoặc không có khả năng giải ngân hết KHV năm 2022 cho các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn…

Thu Hiền

Các tin khác


Ngăn chặn tình trạng san ủi đất để phân lô bán nền

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Công văn số 1013/UBND-KTN về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo ngăn chặn việc san ủi đồi núi, san lấp hồ ao, bờ sông, bờ suối, đất nông, lâm nghiệp để phân lô, bán nền, xây dựng trái phép trên địa bàn tỉnh.

6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt trên 702,6 triệu USD

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm 2022, khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, đơn vị, địa phương tăng cường các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hàng xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tăng mạnh, ước đạt 702,626 triệu USD, tăng 21,38% so với cùng kỳ năm trước, bằng 48,9% kế hoạch năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là linh kiện điện tử, may mặc, lâm sản... Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 533,459 triệu USD, tăng 5,83% so với cùng kỳ, đạt 48,63% kế hoạch năm.


Nhà thầu xây dựng gặp khó khăn khi giá vật liệu tăng cao

Thời gian qua, do giá vật liệu tăng đột biến, nhưng các cơ quan quản lý Nhà nước chưa có cơ chế bù giá, điều chỉnh hợp đồng hợp lý hoặc có những biện pháp cụ thể để hỗ trợ nhà thầu kịp thời nên hàng loạt doanh nghiệp đang tham gia các gói thầu đầu tư công, nhất là các gói thầu về hạ tầng kỹ thuật, đường cao tốc bắc-nam lâm vào tình cảnh khó khăn.

Sớm hoàn thiện các thể chế, chính sách để ngành dầu khí phát triển

Là một trong những doanh nghiệp trọng điểm của nền kinh tế, mỗi năm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đóng góp hàng trăm nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

“LEGENDA DEL RIO - Huyền thoại bên sông” – Sự kiện ra mắt siêu phẩm cuối cùng của năm 2022

(HBĐT) - Đêm 30/6 vừa qua, Công ty TNHH Khu đô thị mới Trung Minh – Chủ đầu tư dự án Quần thể đô thị nghỉ dưỡng Casa Del Rio đã có màn ra mắt bằng đêm đại nhạc hội hoành tráng với chủ đề "Legenda Del Rio - Huyền thoại bên sông”. Với sự góp mặt của dàn khách mời khủng cùng các đơn vị phân phối bất động sản đầu ngành, sự kiện đã khiến hơn 3000 người tham dự thăng hoa cảm xúc.

Phát triển bền vững ngành công nghiệp không khói hậu đại dịch Covid-19

(HBĐT) - Trở lại trạng thái bình thường mới trong một thời gian ngắn, hoạt động du lịch Hoà Bình đang có kết quả phục hồi ấn tượng. Các khu, điểm du lịch thu hút khách, nhất là trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và dịp nghỉ hè. Tính đến hết tháng 6/2022, toàn tỉnh đón 1.680.000 khách du lịch, đạt 65,1% kế hoạch năm. Trong đó có 60.000 lượt khách quốc tế, 1.620.000 lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước 1.900 tỷ đồng, thực hiện 79,2% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục