(HBĐT) - Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, trong 6 tháng đầu năm, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 1.004 tỷ đồng; cho trên 25 nghìn lượt khách hàng vay vốn. Đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.040 tỷ đồng, trên 122 nghìn khách hàng còn dư nợ.


Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong giải ngân vốn vay phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. 

Từ đầu năm đến nay, NHCSXH tỉnh đã giải ngân 13 chương trình tín dụng chính sách. Trong đó, các chương trình có doanh số cho vay cao như: Hộ nghèo (248,7 tỷ đồng), giải quyết việc làm (205 tỷ đồng), hộ cận nghèo (163 tỷ đồng), nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (131 tỷ đồng). Ngoài ra, Chi nhánh tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng chính sách mới theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về phục hồi và phát triển KT-XH như: Cho vay HSSV mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến; Cho vay cơ sở mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19...

6 tháng đầu năm, thông qua vốn chính sách đã có 5.032 lao động được tạo việc làm, 152 căn nhà được xây dựng, 11 HSSV được vay vốn, 47 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động, gần 6,8 nghìn công trình nước sạch và 6,6 nghìn công trình vệ sinh được xây dựng. Vốn chính sách tiếp tục góp phần quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. 

V.Đ


Các tin khác


Bộ Công Thương yêu cầu Grab phối hợp cung cấp thông tin về ''phụ phí nắng nóng''

Nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa có công văn số 785/CT-HCT ngày 11/7/2022 gửi Công ty TNHH Grab về việc phối hợp cung cấp thông tin trước ngày 18/7 tới.

Hội thi tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt  Nam” năm 2022

(HBĐT) - Ban chỉ đạo Cuộc vận động " Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện Yên Thủy vừa tổ chức hội thi tuyên truyền cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt  Nam” năm 2022. Tham dự hội thi có 11 đội tuyên truyền với trên 70 cán bộ, công nhân, viên chức người lao động đến từ các xã, thị trấn trong huyện.

Phát huy tiềm năng, lợi thế vùng hồ - cần những chính sách đặc thù

(HBĐT) - Ngoài lợi thế về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ, bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng, con người thân thiện, mến khách... Đà Bắc còn có trên 6.000 ha mặt hồ sông Đà được ví như "Hạ Long trên cạn”, có vị trí địa lý gần TP Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội. Đây chính là tiềm năng, lợi thế to lớn để huyện thu hút đầu tư phát triển KT-XH.

Đổi thay Vầy Nưa

(HBĐT) - Đã 40 năm trôi qua kể từ ngày diễn ra cuộc di dân lịch sử giải phóng lòng hồ sông Đà, đứng trước nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã nỗ lực khoác lên "tấm áo mới” cho vùng đất khó. Trẻ em tung tăng trên con đường làng đến trường, nông dân đưa máy móc vào sản xuất, những ngôi nhà khang trang mọc lên. Đó chính là thành quả sự bền bỉ vượt khó của người dân nơi đây.

Đất khó chuyển mình

(HBĐT) - Để phục vụ cho việc ngăn sông Đà, xây dựng thủy điện Hòa Bình, xã Hiền Lương (Đà Bắc) có 425 hộ với gần 4.200 nhân khẩu phải di chuyển đến nơi ở mới. Hàng trăm ha đất nông nghiệp, hàng trăm ha rừng nuôi sống người dân Hiền Lương bao đời đã chìm sâu dưới lòng hồ, nhường chỗ cho công trình thế kỷ.

Ngân hàng Nhà nước tỉnh: Nhiều giải pháp ổn định chính sách tiền tệ nhằm phục hồi, tăng trưởng nền kinh tế

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách trọng tâm của Đảng, Nhà nước và của ngành đến các ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn. Đồng thời, chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, sẵn sàng cung ứng đủ nguồn vốn cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục