(HBĐT) - Lạc Thủy là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP nhiều nhất tỉnh. Đến thời điểm hiện tại, huyện có 13 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 2 sản phẩm 4 sao, 11 sản phẩm 3 sao. Các chủ thể sản xuất đã mạnh dạn đầu tư kỹ thuật, công nghệ, phát triển chuỗi liên kết tạo ra những sản phẩm OCOP chất lượng, "gắn sao" trong lòng người tiêu dùng, khẳng định được chỗ đứng trên thị trường trong nước và vươn ra thế giới.
Nông dân xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) phát triển vùng trồng chè sông Bôi.
Sau nhiều thăng trầm, người dân Lạc Thủy luôn tự hào về thương hiệu chè Sông Bôi. Năm 2020, sản phẩm chè Sông Bôi của Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi Thăng Long đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh. Ông Trần Văn Thú, Phó Giám đốc Công ty chia sẻ: Từ những năm 60 của thế kỷ XX, cây chè được trồng trên đất sông Bôi - nơi có khí hậu ôn hòa, mát mẻ, tập trung tại các xã: Phú Thành, Đồng Tâm, Phú Nghĩa. Công ty lựa chọn giống chè mới LDP1 để trồng và liên kết với các hộ dân trên địa bàn. Đây là giống chè có ưu điểm nổi trội, phù hợp với đồng đất Lạc Thủy, khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao. Sản phẩm chè của công ty được kiểm soát ATTP trong toàn bộ quá trình SX-KD, được đóng gói, gắn tem, nhãn để người tiêu dùng nhận diện sản phẩm và truy xuất nguồn gốc. Chè của Công ty chủ yếu xuất khẩu, trung bình mỗi năm xuất khoảng 150 tấn chè khô.
Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Phát huy tiềm năng ngành nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, CNH - HĐH, huyện đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh sản xuất các sản phẩm đặc trưng như cam, chè, na… Đó là một trong những thuận lợi để doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất nông nghiệp đầu tư kỹ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, chuẩn hóa nông sản theo tiêu chuẩn OCOP. Các chủ thể luôn chủ động ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến, tạo ra những sản phẩm chất lượng, truy suất nguồn gốc rõ ràng.
Tạo đòn bẩy để chủ thể thuận lợi trong chuẩn hóa sản phẩm OCOP, UBND huyện quan tâm xây dựng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm địa phương. Tiêu biểu như nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy”, nhãn hiệu chứng nhận "Gà Lạc Thủy”, "Na Lạc Thủy”, "Dê Lạc Thủy”, "Chè sông Bôi”. Đồng thời, tăng sức cạnh tranh cho nông sản chủ lực thông qua xây dựng các chuỗi liên kết bao tiêu sản phẩm. Tập trung hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng, ATTP đối với sản phẩm. Tổ chức đào tạo, tập huấn, chuyển giao KHCN cho chủ thể tham gia Chương trình OCOP.
Song song với nâng cao chất lượng sản phẩm, huyện chú trọng đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn, Voso.vn và các website, mạng xã hội để mở rộng thị trường tiêu thụ. Kết quả, đã có 6 sản phẩm OCOP của huyện được bán trên sàn TMĐT là: Chè sông Bôi, chủ thể Công ty TNHH hai thành viên Sông Bôi; cam Chung Hường, chủ thể nhà vườn Chương Hường, xã Phú Nghĩa; na Đồng Bong của HTX dịch vụ nông nghiệp Đồng Tâm; thanh long ruột đỏ, chủ thể HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà; trứng gà Ngọc Hân, chủ thể HTX Nam Sơn. Lạc Thủy được đánh giá là địa phương dẫn đầu tỉnh đưa sản phẩm OCOP nói riêng và nông sản nói chung lên sàn TMĐT, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đưa sản phẩm OCOP lên sàn TMĐT giúp chủ thể thiết lập thêm kênh tiêu thụ nông sản, giảm thiểu sự phụ thuộc vào tư thương và ảnh hưởng của dịch bệnh. Hoạt động này giúp tạo kênh thông tin nhanh, đầy đủ với chi phí thông tin, quảng bá sản phẩm thấp, các doanh nghiệp nhỏ, hộ cá thể có thể trực tiếp tham gia, dễ dàng liên kết với người tiêu dùng.
Thu Thủy
(HBĐT) - Ngày 20/7, Hiệp hội Doanh nghiệp (HHDN) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Trước đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc có văn bản đồng ý nhập khẩu thí điểm chính ngạch quả chanh leo Việt Nam, bắt đầu từ tháng 7/2022.
(HBĐT) - Ngày 20/7, Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ước đạt 780,74 tỷ đồng, đạt 49,95% kế hoạch. Một số sản phẩm mũi nhọn lợi thế mang lại giá trị kinh tế cao như: Khai thác đá các loại 112,98 nghìn m3, đạt 49,97% kế hoạch; gạch nung 46,5 triệu viên, đạt 49,8% kế hoạch; gạch bê tông 13,14 triệu viên, đạt 49,6% kế hoạch.
(HBĐT) - Đến hết năm 2021, huyện Lương Sơn có 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm đặc trưng của địa phương, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, từ đầu năm đến nay, huyện Lương Sơn tích cực triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Thông qua chương trình góp phần tăng giá trị sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Sáng 19/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Axel van Trotsenburg, Tổng Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới (WB).