(HBĐT) - Chiều 27/7, UBND tỉnh làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng thế giới(WB) về công tác chuẩn bị hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh. Làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và các huyện Đà Bắc, Tân Lạc và Lạc Sơn.
7
Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng Thế giới.
Theo báo cáo của UBND tỉnh qua rà soát, tỉnh đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt cho tỉnh được sử dụng khoản vay WB và viện trợ không hoàn lại của Quỹ giáo dục toàn cầu (GPE) hỗ trợ ngân sách TW cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 để đầu tư 5 công trình giao thông trên địa bàn, với tổng kinh phí là 170 tỷ đồng. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế, một số tuyến đường địa hình hết sức phức tạp, cần có quy mô và tổng mức đầu tư rất lớn. Do vậy, để phù hợp với nguồn vốn dự kiến sử dụng khoản vay WB và GPE, UBND tỉnh đề xuất điều chỉnh lại các danh mục công trình giao thông của tỉnh với 4 dự án, tổng kinh phí 170 tỷ đồng. Gồm các dự án: Đường giao thông kết nối cụm các xã Tân Minh – Đoàn Kết – Yên Hoà (Đà Bắc); đường giao thông kết nối cụm xã Yên Hoà – Tiền Phong (Đà Bắc); đường giao thông kết nối cụm xã Nhân Mỹ - Lỗ Sơn – Gia Mô (Tân Lạc); đường giao thông kết nối cụm xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đi xã Gia Mô – Lỗ Sơn (Tân Lạc). Các danh mục công trình trên đều chưa có chủ trương đầu tư, chưa được bố trí kế hoạch vốn trong giai đoạn 2021 – 2025 của tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện ngân hàng thế giới đề nghị trên cơ sở các dự án đề xuất của tỉnh, UBND tỉnh Hòa Bình khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư. Đặc biệt là sớm quyết định chủ trương đầu tư để 2 bên tiến hành ký kết và thực hiện giải ngân nguồn vốn.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các huyện có dự án đầu tư đẩy mạnh tuyên truyền người dân thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, khẩn trương hoàn thành việc công bố danh mục dự án. Đồng thời, các sở, ngành liên quan tăng cường phối hợp với các địa phương hoàn thiện thủ tục đầu tư để các dự án sớm được triển khai thực hiện, để người dân trong vùng dự án được hưởng lợi từ dự án.
Viết Đào
Dệt may, thủy sản, da giày, điện tử, gỗ và các sản phẩm từ gỗ… đang là các ngành có mức độ thiếu nguyên liệu lớn phục vụ cho sản xuất tại khu vực phía nam.
(HBĐT) - Sáng 26/7, đoàn công tác của tỉnh Hoà Bình đã tham dự Hội nghị xúc tiến hợp tác nhiều mặt Việt Nam với Fukuoka và Kyushu do Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản tổ chức. Cùng tham dự Chương trình còn có 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Tuyên Quang, Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi; một số đơn vị, doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản với trên 400 đại biểu tham dự.
(HBĐT) - Với những thông tin nhanh chóng, chính xác, hệ thống báo chí tỉnh, đặc biệt là Báo Hòa Bình thời gian qua đã giữ vai trò lớn trong việc đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến đông đảo độc giả, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ hiệu quả hoạt động tuyên truyền, cán bộ, hội viên nông dân (HVND) trong tỉnh có thêm thông tin bổ ích, học tập được những cách làm hay, tiếp cận các cơ chế, chính sách để xây dựng mô hình hiệu quả phát triển kinh tế gia đình, góp phần "tri thức hóa nông dân”, xây dựng nông thôn mới (NTM) và phát triển KT-XH chung của tỉnh.
Bộ Tài chính cho biết, dự kiến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư trên cả nước trong 7 tháng đầu năm đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với mức 36,71% của cùng kỳ năm 2021. Theo đó, vốn trong nước giải ngân đạt trên 36%; vốn nước ngoài đạt 11,9%.
Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất giảm các loại thuế, phí liên quan đến xăng dầu, tiêu dùng, nhất là các loại thuế làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, kinh doanh... để giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm phục vụ cạnh tranh xuất khẩu và kinh doanh.