(HBĐT) - Các công trình đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Yên Thủy thời gian qua đã phát huy hiệu quả rõ rệt ngay sau khi được khánh thành, bàn giao, đưa vào sử dụng. Đây là kết quả từ thực hiện hiệu quả công tác giải ngân nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản của huyện.
Công trình nhà lớp học và các hạng mục phụ trợ trường THCS Bảo Hiệu (Yên Thủy) dự kiến đầu năm tới hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.
Các dự án đầu tư xây dựng được quản lý chặt chẽ trên từng nguồn vốn theo phân cấp. Đối với nguồn ngân sách tỉnh trong 6 tháng đầu năm, theo kế hoạch huyện được giao 3 công trình (2 công trình chuyển tiếp, 1 công trình xây mới) với tổng mức đầu tư hơn 230 tỷ đồng. Giá trị thực hiện đến hết tháng 6/2022 đạt hơn 64 tỷ đồng. Cụ thể hơn, theo kế hoạch vốn là trên 84 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn do tỉnh quản lý năm 2022 trên 71,2 tỷ đồng, đã giao 56,6 tỷ đồng, thực hiện giải ngân được 55,4 tỷ đồng (đạt 98% kế hoạch). Nguồn vốn bổ sung có mục tiêu cho huyện là 12,9 tỷ đồng, đã giao và giải ngân 100% vốn đảm bảo kế hoạch.
Đối với nguồn ngân sách huyện, kế hoạch được giao là 33 công trình, gồm 18 công trình chuyển tiếp và 15 công trình xây mới. Theo đó, tổng dự toán được duyệt gần 270 tỷ đồng, hiện giá trị khối lượng thực hiện là 195 tỷ đồng. Theo kế hoạch vốn của năm nay là 98,4 tỷ đồng, đã giao 59,4 tỷ đồng, giải ngân 58,4 tỷ đồng, đạt 98%. Với tỷ lệ giải ngân vốn hiệu quả, các công trình đã, đang được tiến hành thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ, thời gian. Điển hình như công trình nhà lớp học và các hạng mục phụ trợ trường THCS Bảo Hiệu thực hiện từ đầu tháng 5/2022. Ông Bùi Anh Dũng, cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH và xây dựng Nam Ninh, đơn vị thi công công trình cho biết: "Dự kiến công trình đầu năm tới hoàn thành theo đúng tiến độ để kịp bàn giao cho đơn vị sử dụng. Kết cấu, kỹ thuật được đảm bảo theo tỷ lệ quy định. Đội ngũ công nhân thi công đảm bảo an toàn lao động, nhất là trong khu vực trường học có đông học sinh thì yếu tố an toàn luôn được đặt lên hàng đầu”.
Trong quá trình thi công, Ban quản lý luôn sát sao, đôn đốc và chỉ đạo các đơn vị tư vấn giám sát, thi công công trình thực hiện đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và các tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ thi công được quy định trong hợp đồng. Chất lượng thi công công trình được Ban quản lý kiểm soát ngay từ khâu đầu vào. Tất cả nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng được nghiệm thu, đảm bảo đủ số lượng, nguồn gốc rõ ràng, đúng chủng loại quy định trong hợp đồng.
Công tác giải phóng mặt bằng là vấn đề gặp phải một số khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, việc giải phóng mặt bằng luôn được thực hiện công khai, dân chủ, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi được đảm bảo. Từ đầu năm đến nay huyện thực hiện 15 dự án, đã hoàn thành 7 dự án, 8 dự án cơ bản hoàn thành, một số dự án gặp phải khó khăn, vướng mắc được các bên phối hợp đẩy nhanh quá trình thực hiện theo đúng quy định.
Đồng chí Bùi Văn Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện cho biết: "Nhìn tổng thể có thể thấy các dự án được đầu tư đúng mục đích, cải thiện rõ rệt cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Ban quản lý đã tổ chức thực hiện dự án đảm bảo các yêu cầu đặt ra. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình, bàn giao đưa vào sử dụng, thanh quyết toán công trình và giải ngân kế hoạch vốn đã giao năm 2022; đồng thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án”.
Thanh Sơn
(HBĐT) - Cây ăn quả có múi (CAQCM) gồm cam, quýt, bưởi, chanh là nhóm cây ăn quả phổ biến trên thế giới với sản lượng hàng năm khoảng 130 triệu tấn. Ở nước ta, CAQCM là nhóm cây ăn quả có diện tích, sản lượng lớn nhất trong số các loài cây ăn quả lâu năm. Hòa Bình là tỉnh có diện tích sản xuất CAQCM lớn, chiếm trên 5% diện tích của cả nước. Trong những năm qua, diện tích CAQCM của tỉnh không ngừng tăng.
(HBĐT) - Những năm trở lại đây, hệ thống hạ tầng giao thông (HTGT) trên địa bàn tỉnh từng bước hoàn thiện theo các quy hoạch được duyệt, cơ bản đồng bộ, thông suốt. Trong đó, tỉnh đã đầu tư xây dựng một số tuyến đường đối ngoại trọng điểm mang tính liên kết vùng, như: đường Hòa Lạc - Hòa Bình, cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình, đường nối từ chùa Ba Sao đến chùa Bái Đính qua địa phận huyện Lạc Thủy. Hệ thống giao thông đối nội cũng được đầu tư liên hoàn tương ứng.
(HBĐT) - Những năm qua, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, giá trị ngành chăn nuôi ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, chăn nuôi vẫn còn thiếu liên kết, dịch bệnh còn xảy ra, việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao chưa nhiều là những rào cản khiến chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do; trong đó có Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU (EVFTA).
(HBDT) - Sáng 29/7, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo (BCĐ) T.Ư các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về kết quả thực hiện các CTMTQG 6 tháng đầu năm, giải pháp thực hiện 6 tháng cuối năm 2022; khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và đề xuất các giải pháp tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các CTMTQG. Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo T.Ư chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh, dự hội nghị có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.