(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh NHCSXH, đến hết tháng 7/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.048 tỷ đồng, với gần 12,6 nghìn khách hàng còn dư nợ. Doanh số cho vay 7 tháng năm 2022 đạt trên 1.056 tỷ đồng, cho trên 26 nghìn lượt khách hàng được vay vốn.
Cán bộ tín dụng Phòng giao dịch NHCSXH huyện Tân Lạc giải ngân vốn chính sách cho người dân thị trấn Mãn Đức
Thời gian quan, vốn chính sách đã được truyền tải kịp thời đến đúng các đối tượng thụ hưởng. Trong đó, các chương trình có doanh số cho vay cao như: Hộ nghèo (260,7 tỷ đồng), giải quyết việc làm (208,6 tỷ đồng), hộ cận nghèo (172 tỷ đồng). Ngoài ra, các chương trình cho vay phục hồi và phát triển KT-XH tiếp tục được triển khai với dư nợ đạt trên 177 tỷ đồng.
Trong 7 tháng năm 2022, thông qua vốn chính sách đã có 5.123 lao động được tạo việc làm, 180 căn nhà được xây dựng, 11 HSSV được vay vốn, 55 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động và gần 14 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh được xây dựng.
V.Đ
(HBĐT)-Ngày 29/8, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Phát triển KTTT tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ chức KTTT trên địa bàn huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Ngày 23/8, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 26/2022/QĐ-UBND Quy định mức thu, nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa (BV, PTĐTL)trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo đó, UBND tỉnh quyết định:
(HBĐT) - Phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) quan tâm đầu tư trong nhiều năm qua. Từ đó, góp phần từng bước mở rộng liên kết giao thông giữa các vùng, phục vụ nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa, thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.
Thực hiện Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hỗ trợ lãi suất 2% cho các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nhiều ngân hàng thương mại đã nhanh chóng vào cuộc và tổ chức triển khai trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, sau ba tháng triển khai, tốc độ giải ngân vẫn khá ì ạch, chưa được như kỳ vọng.
Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô tô ở Việt Nam sẽ được bãi bỏ từ ngày 1/10/2022 do không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong giai đoạn ảnh hưởng dịch COVID-19, ngành tài chính đã chủ động, linh hoạt sáng tạo trong điều hành chính sách tài khóa, vừa huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phòng chống dịch, vừa hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi phát triển kinh tế.