(HBĐT)-Ngày 29/8, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Phát triển KTTT tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ chức KTTT trên địa bàn huyện Tân Lạc.
Đồng chí Đinh Công Sứ,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Phát triển KTTT tỉnh phát biểu kết luận buổi
kiểm tra.
Từ đầu năm đến nay, huyện Tân Lạc thành lập mới
được 2 hợp tác xã HTX. Tổng số HTX và tổ hợp tác (THT) trên địa bàn
huyện là 69, trong đó có 46 HTX, THT đang hoạt động, 23 gặp khó khăn trong sản
xuất, không tìm được đầu mối tiêu thụ sản phẩm nên phải tạm dừng hoạt động.
Hoạt động của các tổ chức KTTT trên địa bàn huyện Tân
Lạc đã góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất sang hướng liên kết theo
chuỗi, tạo đầu ra ổn định cho nông sản. Tác động tích cực vào việc chuyển đổi
cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa; giải quyết việc làm, nâng cao
thu nhập cho người dân…Bên cạnh những kết quả đạt được, KTTT huyện Tân Lạc còn
gặp một số hạn chế như: Quy mô HTX còn nhỏ, các HTX chủ yếu hoạt động trong
lĩnh vực nông, lâm, nghiệp; vấn đề xây dựng phương án kinh doanh của các HTX
còn kém. Các HTX đều thiếu quỹ đất để phục vụ sản xuất, kinh doanh, chưa có nhà
sơ chế bảo quản sản phẩm hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ thành viên…
Phát biểu kết luận buổi kiểm tra, đồng chí Đinh Công
Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, thời gian tới, huyện Tân Lạc cần kiện toàn
BCĐ Phát triển KTTT huyện, phân công nhiệm vụ cho thành viên BCĐ bám sát địa
bàn để kịp thời nắm những khó khăn, vướng mắc của các HTX, THT để có phương án
khắc phục. Đặc biệt, huyện cần tìm giải pháp để kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho
HTX; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, đưa sản phẩm
HTX, THT lên sàn thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện liên kết
theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa.
Thu Thủy
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong giai đoạn ảnh hưởng dịch COVID-19, ngành tài chính đã chủ động, linh hoạt sáng tạo trong điều hành chính sách tài khóa, vừa huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phòng chống dịch, vừa hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Thời gian qua, UBND tỉnh chỉ đạo tích cực mở rộng thị trường và mặt hàng xuất khẩu, nhất là xuất khẩu nông sản có thế mạnh, qua đó góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt kết quả tích cực.
(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chủ động các phương án, giải pháp để đảm bảo vận hành lưới điện an toàn liên tục, phục vụ tốt các hoạt động chính trị, xã hội và nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
(HBĐT) - Ngày 8/5/2006, Huyện ủy Cao Phong ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. Đây là nghị quyết chuyên đề có tính chất quan trọng để lãnh đạo Nhân dân phát triển KT-XH. Nghị quyết đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, đồng thời giúp địa phương xác định được cây trồng chủ lực, từng bước định hình và xây dựng thành công thương hiệu cam Cao Phong, mở ra cơ hội để cam Cao Phong "cất cánh”. Đến nay, Cao Phong đã trở thành vùng sản xuất cây ăn quả có múi (CAQCM) chủ lực của tỉnh (chiếm 30% tổng diện tích trồng CAQCM trên địa bàn tỉnh). Điều này một lần nữa khẳng định định hướng đúng và trúng của Đảng bộ huyện trong lãnh đạo Nhân dân phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Ngày 4/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Thủy được thành lập theo Quyết định số 382/QĐ-HĐQT, ngày 10/5/2003 để thực hiện nhiệm vụ tín dụng CSXH trên địa bàn. Ngay sau khi được thành lập, Phòng giao dịch thực hiện 2 chương trình tín dụng chính sách: Cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm. Cho đến nay, đơn vị đã triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách mới đã mang lại cho người nghèo và các đối tượng chính sách nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng và các địa phương đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng thu ngân sách Nhà nước, nhất là tập trung huy động các nguồn thu từ thuế, phí; nguồn thu từ đất và từ sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ...