(HBĐT) - Phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn (GTNT) gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) quan tâm đầu tư trong nhiều năm qua. Từ đó, góp phần từng bước mở rộng liên kết giao thông giữa các vùng, phục vụ nhu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa, thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn.


Hệ thống đường giao thông xã Phú Thành (Lạc Thủy) được đầu tư xây dựng cơ bản đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương hàng hóa cho Nhân dân.

Xã Phú Thành có 2.159 hộ, 8.806 nhân khẩu, phân bố ở 10 khu dân cư. Tổng số km đường bộ hiện có của xã là 53,57 km. Trong đó có 26,19 km đường bê tông nhựa, bê tông xi măng, láng nhựa; 12,15 km đường cấp phối; 10,10 km đường cứng hoá khác và 5,13 km đường đất. Với mục đích phát triển mạng lưới đường GTNT nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân, góp phần cải thiện môi trường sống, tạo bộ mặt khang trang cho khu vực nông thôn, xã đầu tư xây dựng hệ thống GTNT tuân theo quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH gắn với xây dựng NTM theo hướng bền vững, đồng bộ với sự phát triển các loại kết cấu hạ tầng khác. Năm 2018, xã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Ông Đoàn Viết Phẩm, thôn Sỏi chia sẻ: Trước đây, trời mưa là bùn đất lầy lội, đường trơn trượt, người dân đi lại khó khăn. Những năm gần đây, phong trào làm đường của xã được phát  động mạnh mẽ nên người dân rất ủng hộ, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít, người không có của thì góp công, góp sức. Nhờ vậy, đến nay đường sá khang trang, đi lại dễ dàng, thuận tiện. Bà con rất hài lòng và cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

Thực hiện đề án cứng hoá đường GTNT giai đoạn 2017 - 2020, xã được phân bổ 2,9 km (1 km đường trục thôn; 1 km đường trục chính nội đồng và 900 m đường ngõ xóm). Xã đã giao Ban quản lý Dự án chương trình MTQG xã thông báo đến các khu dân cư được hỗ trợ, tiến hành họp dân thống nhất nội dung đầu tư. Lập, thẩm định hồ sơ xây dựng trình UBND huyện cấp vốn để tiến hành các bước tiếp theo. Đến nay, xã đã ứng tiền của đơn vị thi công xây dựng 1 km đường trục thôn tại thôn Đồng Danh đúng theo hướng dẫn, các tuyến tiếp theo đang chờ cấp vốn. Để hoàn thành kế hoạch đề án, qua các cuộc họp khu dân cư, 100% hộ dân tại các khu dân cư được đầu tư xây dựng tuyến đường đều nhất trí ủng hộ đóng góp phần kinh phí còn lại.

Từ năm 2018 đến nay, thực hiện chiến dịch toàn dân làm giao thông, thủy lợi, xã đã huy động 1.678 công duy tu, sửa chữa các loại đường được 32 km; đào rãnh thoát nước 24.450 m2; khai thác đất, đá hỗn hợp vá ổ gà 910 m3; phát quang tầm nhìn hai bên đường 20.500 m2… với tổng kinh phí trên 200  triệu đồng.

Trao đổi về cách thức thực hiện trong phát triển GTNT trên địa bàn xã, đồng chí Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thực hiện phương châm "Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, xã đã xây dựng kế hoạch và phát động các phong trào thi đua gắn với xây dựng GTNT, tạo sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó, người dân đồng tình, ủng hộ và tích cực tham gia, các điểm triển khai xây dựng các tuyến đường được người dân tự phá dỡ hàng rào, chặt bỏ cây cối, giải phóng mặt bằng để công trình sớm được hoàn thành đưa vào sử dụng. Từ năm 2018 đến nay, từ các nguồn vốn, xã đã làm mới được 4,5 km đường bê tông; 4 km đường được cứng hóa bằng vật liệu khác. Kết cấu, quy mô đường theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, khả năng khai thác các tuyến đường, cầu trên địa bàn đạt mức tối đa, đảm bảo tốt nhu cầu đi lại cũng như lưu thông hàng hoá của bà con.

Thời gian tới, xã tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng đường GTNT; tăng cường huy động các nguồn vốn, thu hút đầu tư, chú trọng công tác xã hội hóa, vận động người dân góp công sức, tiền của để hoàn thành các tuyến đường, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương theo hướng bền vững.

Đinh Thắng


Các tin khác


PC Hòa Bình đảm bảo cấp điện ổn định dịp lễ Quốc khánh 2/9

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chủ động các phương án, giải pháp để đảm bảo vận hành lưới điện an toàn liên tục, phục vụ tốt các hoạt động chính trị, xã hội và nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Nghị quyết số 04 mở ra cơ hội để cam Cao Phong “cất cánh”

(HBĐT) - Ngày 8/5/2006, Huyện ủy Cao Phong ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. Đây là nghị quyết chuyên đề có tính chất quan trọng để lãnh đạo Nhân dân phát triển KT-XH. Nghị quyết đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, đồng thời giúp địa phương xác định được cây trồng chủ lực, từng bước định hình và xây dựng thành công thương hiệu cam Cao Phong, mở ra cơ hội để cam Cao Phong "cất cánh”. Đến nay, Cao Phong đã trở thành vùng sản xuất cây ăn quả có múi (CAQCM) chủ lực của tỉnh (chiếm 30% tổng diện tích trồng CAQCM trên địa bàn tỉnh). Điều này một lần nữa khẳng định định hướng đúng và trúng của Đảng bộ huyện trong lãnh đạo Nhân dân phát triển KT-XH.

Hiệu quả 20 năm triển khai vốn chính sách tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Ngày 4/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Thủy được thành lập theo Quyết định số 382/QĐ-HĐQT, ngày 10/5/2003 để thực hiện nhiệm vụ tín dụng CSXH trên địa bàn. Ngay sau khi được thành lập, Phòng giao dịch thực hiện 2 chương trình tín dụng chính sách: Cho vay hộ nghèo và cho vay giải quyết việc làm. Cho đến nay, đơn vị đã triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách mới đã mang lại cho người nghèo và các đối tượng chính sách nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 3.000 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các ngành chức năng và các địa phương đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng thu ngân sách Nhà nước, nhất là tập trung huy động các nguồn thu từ thuế, phí; nguồn thu từ đất và từ sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ...

Toàn tỉnh trồng rừng tập trung đạt 84,2% kế hoạch

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Chi cục Kiểm lâm tỉnh thực hiện theo dõi, quản lý 356 cây trội các loại, 1,1 ha vườn cây đầu dòng; 2,4 ha vườn giống. Các nguồn giống đều đảm bảo chất lượng. Tính đến hết tháng 7, các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bản tỉnh sản xuất được 16.762.154 cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng (đạt 104,76% kế hoạch).

Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tình hình phát triển kinh tế tập thể tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Sáng 26/8, đoàn công tác của BCĐ Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ Phát triển KTTT tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình phát triển KTTT, hợp tác xã (HTX) tại huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục