Theo danh sách Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022 vừa được Brand Finance chính thức công bố vào ngày 21/9, giá trị thương hiệu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giữ vững vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.



Đại diện Tập đoàn VNPT nhận giấy Chứng nhận giá trị thương hiệu.

Theo đánh giá của Brand Finance, công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, trong vòng năm năm trở lại đây, VNPT đã tăng trưởng cả về giá trị thương hiệu và sức mạnh thương hiệu. Năm 2022, giá trị thương hiệu của VNPT đạt 2,858 tỷ USD, tăng 4,2% so năm trước, giữ vị trí thứ hai trong top thương hiệu giá trị nhất Việt Nam.

Brand Finance cũng cho biết, trong nghiên cứu thị trường mới nhất của mình, Brand Finance đã phân tích nhận thức của 108 thương hiệu tại Việt Nam, 44 thương hiệu trong đó nằm trong top 100 thương hiệu giá trị nhất quốc gia. Kết quả cho thấy, thương hiệu Vinaphone của VNPT dẫn đầu về "sự quen thuộc”.

Lễ công bố Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2022 là sự kiện thường niên do Brand Finance kết hợp Công ty Tư vấn thương hiệu Mibrand Việt Nam tổ chức tại Việt Nam nhằm tôn vinh các doanh nghiệp nằm trong tốp 50 thương hiệu giá trị nhất. Ngoài việc tính toán giá trị thương hiệu, Brand Finance cũng xác định sức mạnh thương hiệu thông qua việc đánh giá đầu tư tiếp thị, vốn chủ sở hữu của các bên liên quan và hiệu quả kinh doanh. Tuân theo ISO 20671, đánh giá của Brand Finance dựa trên dữ liệu nghiên cứu thị trường từ hơn 100.000 người trả lời ở hơn 35 quốc gia và trên gần 30 lĩnh vực.

Với tầm nhìn trở thành nhà cung cấp hàng đầu về hạ tầng số và dịch vụ số tại Việt Nam vào năm 2025 và trở thành một Digital Hub của khu vực Châu Á vào năm 2030, Tập đoàn VNPT đang dịch chuyển từ nhà cung cấp dịch vụ truyền thống sang "nhà cung cấp dịch vụ truyền thông số” (DSP). Trong thời gian qua, thông qua việc tham gia và triển khai thành công nhiều dự án chuyển đổi số cấp quốc gia, VNPT đã thể hiện vai trò tiên phong dẫn dắt chuyển đổi số Quốc gia, thực hiện trách nhiệm với xã hội. Hình ảnh, thương hiệu VNPT đã được các tổ chức trong nước lẫn quốc tế đánh giá cao. Nhờ đó, VNPT liên tiếp đạt được nhiều giải thưởng trong nước, quốc tế uy tín, khẳng định vị trí tiên phong trong chuyển đổi số và giá trị thương hiệu.


TheoNhanDan


Các tin khác


Cùng nắm bắt cơ hội trong bối cảnh mới

Đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước luôn coi trọng vai trò của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế và khuyến khích phát triển, đồng thời phát huy ngoại lực, tinh thần sáng tạo để đưa ra các giải pháp, chính sách chủ động thích ứng, nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 20/9, tại UBND xã Đồng Ruộng, đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Hoàng Đức Chính, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư (TĐC) đối với các khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai và khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (NSNN), vốn ngoài NSNN giai đoạn 2016 - 2021 trên địa bàn huyện Đà Bắc. Tham gia đoàn có lãnh đạo HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh.

Đảm bảo tiến độ đầu tư các dự án công trình điện

(HBĐT) - Thời gian qua, Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hòa Bình) đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án công trình lưới điện năm 2022. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng cung ứng điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất của khách hàng.

Huyện Lạc Thủy: Huy động trên 4.000 ngày công làm giao thông nông thôn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Lạc Thuỷ tập trung đôn đốc, kiểm tra các xã, thị trấn thực hiện làm giao thông nông thôn (GTNT). Phong trào ra quân làm đường GTNT đạt kết quả cao so với kế hoạch. 

Huyện Lạc Thủy: Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đạt trên 99% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, UBND huyện Lạc Thuỷ đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo chống thất thu ngân sách, các ngành, đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách. Chủ động sắp xếp chi thường xuyên, ưu tiên các nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

Đòn bẩy giúp vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển bền vững

(HBĐT) - Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3043/QĐ-UBND, ngày 21/12/2021 về phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về tầm quan trọng và việc triển khai chương trình trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục