(HBĐT) - Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) giai đoạn II được Hội Nông dân (HND) tỉnh triển khai thực hiện từ năm 2019. Mục tiêu chủ yếu của chương trình nhằm nâng cao năng lực cho các tổ chức nông dân làm rừng và trang trại, các hộ gia đình, phụ nữ, thanh niên, người dân tộc phát triển rừng, trang trại bền vững, giảm nghèo và thích ứng với biến đổi khí hậu.


Sản phẩm nông sản của các hộ tham gia Chương trình FFF giai đoạn II tại Hòa Bình được trưng bày tại hội thảo chia sẻ, phát triển mạng lưới Chương trình FFF II với 5 tỉnh miền Bắc.

HTX Nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Hải Đăng (HTX Hải Đăng), thôn Chợ Đập, xã An Bình (Lạc Thủy) là một trong những mô hình đang phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ thành viên với sản phẩm gà tươi nguyên con Hải Đăng. Ông Vũ Tiến Sỹ, HTX Hải Đăng chia sẻ: Có được thành quả này là nhờ sự đồng hành, hỗ trợ của Chương trình FFF giai đoạn II được triển khai trên địa bàn xã. Thông qua chương trình, HTX cũng như các thành viên được hỗ trợ, tổ chức tham gia nhiều hoạt động như: Thường xuyên tổ chức các hội nghị bàn tròn để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho nông dân; tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà, trồng nấm cho thành viên; kết nối cho thành viên tham gia các hội chợ để giới thiệu sản phẩm... Từ quy mô chăn nuôi chỉ vài trăm con với trên 60 hộ thành viên, hiện HTX Hải Đăng đã phát triển lên 87 hộ thành viên, quy mô chăn nuôi tăng lên trên 5.000 con. Năm 2021, sản phẩm gà tươi nguyên con Hải Đăng được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. 

Tiếp nối kết quả đạt được trong giai đoạn I, bước vào Chương trình FFF giai đoạn II, HND tỉnh đã khảo sát, lựa chọn các xã An Bình và 2 xã Đông Lai, Tử Nê (Tân Lạc) để triển khai thực hiện. Theo đó, Ban Quản lý dự án HND tỉnh đã phối hợp với chính quyền các địa phương, HND các huyện, xã thành lập các nhóm nòng cốt cộng đồng ở cấp xã. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng cho thành viên các nhóm nòng cốt, các tổ hợp tác (THT), HTX, nông dân làm rừng và trang trại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu được lợi ích làm việc theo nhóm. Rà soát danh sách, số lượng thành viên, quy mô, thực trạng hoạt động của các THT, HTX trên địa bàn các xã...

Cùng với đó, Hội ký kết chương trình phối hợp với Ngân hàng LienViet Postbank, Ngân hàng Agribank và Ngân hàng CSXH nhằm hỗ trợ nông dân, các THT, HTX vay vốn. Hỗ trợ các THT, HTX xây dựng Quỹ tín dụng xanh, tạo điều kiện cho các thành viên tiếp cận các hỗ trợ từ Chương trình FFF để đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, kinh doanh rừng và trang trại...

Đến nay, Chương trình FFF giai đoạn II đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy các nhóm cộng đồng, hộ nông dân tiếp tục phát triển sản xuất dưới tán rừng, nâng cao thu nhập. Đặc biệt là giảm thiểu, thích ứng, chống chịu với biến đổi khí hậu thông qua việc tham gia trực tiếp của các THT, HTX và lồng ghép với các biện pháp sinh kế tổng hợp.

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Hải, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Ở giai đoạn I, Chương trình FFF đã góp phần cải thiện sinh kế, thay đổi tư duy nông nghiệp cho nông dân cũng như cách quản lý, tổ chức sản xuất của các THT, HTX; nâng cao chất lượng nông sản và thúc đẩy thực hiện Chương trình OCOP. Vì vậy, việc thực hiện giai đoạn II cũng nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình của nông dân, các THT, HTX và các địa phương. Ngoài ra, sự cố gắng, nhiệt tình, trách nhiệm của các thúc đẩy viên; sự hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật, năng lực… của Ban Quản lý FFF II Trung ương đã giúp khả năng kinh doanh, tiếp cận thị trường và tài chính của các THT, HTX được tăng cường thông qua chuỗi giá trị gắn bình đẳng giới và cung cấp dịch vụ cho các thành viên. Trong hơn 2 năm, Chương trình đã hỗ trợ thành lập được 3 nhóm nòng cốt tại 3 xã Đông Lai, Tử Nê; xã An Bình với 18 thành viên; hỗ trợ đưa 107 sản phẩm nông sản (trong đó 86 sản phẩm OCOP) lên sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ sò...


Thu Hằng

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục