(HBĐT) - Những năm qua, hạ tầng lưới điện trong tỉnh được quan tâm đầu tư nên chất lượng điện năng đã nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH. Đây là yếu tố góp phần đẩy nhanh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn tỉnh.


Hạ tầng lưới điện được đầu tư, cải tạo, nâng cấp là yếu tố để đẩy nhanh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Ảnh tại xóm Hổ 1, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn).

Năm 2011, huyện Lạc Thủy bắt tay vào XDNTM với không ít khó khăn, thử thách, nhất là cơ sở hạ tầng thiết yếu chưa được đầu tư đồng bộ; trong đó, toàn huyện mới có 1 xã đạt tiêu chí về điện. Xác định điện là một trong những hạ tầng có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH, thúc đẩy thực hiện các tiêu chí khác, do vậy, huyện đã tập trung nguồn lực thực hiện tiêu chí này. Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Giai đoạn 2010 - 2020, từ các chương trình, dự án, NSNN kết hợp với vốn đầu tư của doanh nghiệp, huyện đã xây dựng, nâng cấp được 32 trạm biến áp, 24,5 km đường dây trung thế và 38,2 km đường dây hạ thế với tổng kinh phí đầu tư 130 tỷ đồng. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành đạt 100%. Từ sự đầu tư này, tất cả các xã trong huyện đã đạt tiêu chí số 4 về điện, tăng 92,31% so với năm 2011. Toàn huyện có 97,8% hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện, tăng 9,96% so với năm 2010. Qua đó góp phần quan trọng để Lạc Thủy được công nhận đạt chuẩn huyện NTM năm 2020.

Đối với các xã thuộc khu vực khó khăn trong tỉnh, trước đây, điện luôn là một trong những trăn trở lớn. Hạ tầng lưới điện chưa được đầu tư đồng bộ, số lượng trạm biến áp có bán kính cấp điện lớn còn phổ biến nên chất lượng điện năng chưa cao. Trong thời gian dài, nhiều hộ ở các thôn, xóm sử dụng điện chưa đảm bảo an toàn hoặc phải tự kéo điện xa về sử dụng, nhất là ở một số xã thuộc địa bàn của các huyện: Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu. Tuy nhiên, những năm gần đây, chất lượng điện năng được cải thiện đáng kể khi có thêm hàng trăm trạm biến áp được cấy mới; một số đường dây cũ được nâng cấp, cải tạo. "Trước đây, vào giờ cao điểm thường xuyên bị mất điện vì trạm biến áp quá tải. Mấy năm gần đây, hệ thống cột điện hạ thế đã được thay đường dây trung thế, trạm biến áp được cấy thêm nên chất lượng điện ổn định hơn. Chúng tôi có thể sử dụng các loại máy móc có công suất lớn để phục vụ sinh hoạt, sản xuất và phát triển kinh tế”, đó là chia sẻ của ông Ngô Văn Dũng, xóm Tràng, xã Tú Lý (Đà Bắc). Tú Lý là một trong những xã đầu tiên của huyện vùng cao Đà Bắc đã được công nhận đạt chuẩn NTM.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, đến nay, hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH của địa phương, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Chất lượng cấp điện ngày càng ổn định, người dân được hưởng giá theo quy định. Hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài trên 7.156 km, trong đó, đường dây trung thế dài khoảng 2.728 km, đường dây hạ áp dài 4.428 km. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt 99,8%; 100% xã đạt tiêu chí về điện trong XDNTM.

Hạ tầng lưới điện được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp đã góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, đường dây điện ở một số địa phương đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn, nhất là hệ thống đường dây hạ thế 0,4kV. Do đó rất cần tiếp tục được cải tạo, nâng cấp lưới điện để nâng cao chất lượng điện năng, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, thúc đẩy XDNTM.



Viết Đào


Các tin khác


Chấp thuận chủ trương đầu tư cho 45 dự án

(HBĐT) - 9 tháng qua, trong tỉnh đã có 45 dự án đầu tư trong nước được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn khoảng 31.481 tỷ đồng; trong đó có 3 dự án trong khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký khoảng 5.831 tỷ đồng, 8 dự án trong cụm công nghiệp với tổng vốn đăng ký khoảng 794 tỷ đồng và 34 dự án nằm ngoài khu, cụm công nghiệp với tổng vốn đăng ký khoảng 24.338 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số dự án được cấp phép đầu tư tăng 30 dự án, vốn đăng ký đầu tư tăng khoảng 129,4%.

Triển khai chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới 

(HBĐT) - Sáng 6/10, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021 – 2025; Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng NTM. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Đảm bảo an toàn tuyệt đối khi thi công trở lại Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng

(HBĐT) - Sau khi xử lý khối sạt trượt khu vực hố móng, dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng (NMTĐHBMR) được Bộ Công Thương cho phép thi công trở lại tại Văn bản số 5338/BCT-ATMT, ngày 30/8/2022. Tuy nhiên còn một số khó khăn, vướng mắc về mặt bằng và thủ tục liên quan. Mới đây, lãnh đạo tỉnh và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã họp, trao đổi, thống nhất và đồng thuận cao về việc thi công trở lại dự án NMTĐHBMR nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình thủy điện Hòa Bình hiện hữu, các công trình xung quanh, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, sử dụng vật liệu nổ, an toàn lao động trong quá trình thi công.

Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(HBĐT) - Thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị Về xây dựng kế hoạch và danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (HTPTSX):

Nhiều tổ chức quốc tế lạc quan về kinh tế Việt Nam

Việt Nam đang rất nỗ lực, tiếp tục đạt thành tích, thậm chí là một quốc gia nổi bật trong khu vực về tăng trưởng GDP dù vẫn còn những thách thức toàn cầu.

Doanh nghiệp xoay xở với biến động tỷ giá

Biến động tỷ giá từ đầu năm đến nay đã có tác động nhiều chiều đến hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục