Trong hệ sinh thái startup (khởi nghiệp) Việt, hiện có bốn kỳ lân và số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đã gia tăng từ con số 400 năm 2012 lên 4.000 doanh nghiệp vào năm 2021. Tuy nhiên, khung pháp lý cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo vẫn chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn.

Khách hàng sử dụng phương thức quét mã VNPAY-QR trong thanh toán. (Ảnh ÁNH DƯƠNG)

Khách hàng sử dụng phương thức quét mã VNPAY-QR trong thanh toán. (Ảnh ÁNH DƯƠNG)

Hiện tượng những người trẻ khởi nghiệp phải sang Singapore gọi vốn đã làm nóng hội thảo "Cơ chế, chính sách để tạo sự bứt phá cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Việt Nam", do Trung tâm Ðổi mới sáng tạo quốc gia (NIC-Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) phối hợp Trung ương Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức mới đây. Hội thảo nằm trong khuôn khổ diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp quốc gia năm 2022.

Đi đường vòng vì vướng "nút cổ chai"

Ông Thẩm Trung Hiếu, chuyên gia pháp lý của Quỹ đầu tư ThinkZone cho biết, hiện nay đang có nghịch lý là các quỹ đầu tư không rót vốn trực tiếp vào các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam mà thường yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam lập pháp nhân mới tại các quốc gia khác (thông thường là Singapore) để rót vốn. Sau khi nhận được vốn, các doanh nghiệp tại Singapore sẽ quay trở lại đầu tư vào doanh nghiệp tại Việt Nam. Ðiều này làm nản lòng cả quỹ đầu tư mạo hiểm cũng như nhà đầu tư vì như vậy cùng lúc phải thực hiện hai lần thủ tục, gồm đầu tư ra nước ngoài và đầu tư vào Việt Nam. Theo ông Thẩm Trung Hiếu, mặc dù Nghị định 38/2018/NÐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đã cho phép thành lập quỹ đầu tư tại Việt Nam nhưng còn nhiều quy định không phù hợp với thực tiễn, tạo thành những "nút thắt cổ chai" khiến hoạt động của quỹ tại Việt Nam rất khó khăn. Cụ thể là quy định quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân; chỉ được tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập; không được đầu tư quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp, phải kê khai các ngành nghề của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo mà quỹ đầu tư sẽ thực hiện đầu tư... Những quy định này khiến dòng tiền chảy vào các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo đang bị nghẽn. Thống kê của ThinkZone cho thấy, năm 2021, tổng vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, trong đó khoảng 90% là vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài.

Thông tin từ Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) cho biết, từ năm 2012 đến nay, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã tăng từ 400 lên 4.000 doanh nghiệp. Về mặt quản lý nhà nước, các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực nhưng khung pháp lý cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Ông Phan Ðức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ, băn khoăn nhất của doanh nghiệp và các quỹ đầu tư hiện nay chính là những rủi ro liên quan đến thể chế. Do chính sách chưa rõ ràng, cụ thể cho nên quỹ đầu tư và những người khởi nghiệp không thể tiên lượng được những vấn đề sẽ phát sinh trong quá trình hoạt động cũng như những quy định cần phải áp dụng để không bị làm sai. Do đó, ông Phan Ðức Hiếu kiến nghị, NIC cần chủ động rà soát các quy định pháp luật liên quan đang hạn chế đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, để từ đó có những đề xuất tạo sự bứt phá cho lĩnh vực này trong tương lai.

Xóa bỏ rào cản

Với kinh nghiệm hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, ông Toni Kristian Eliasz, chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới chỉ ra những yếu tố cho thấy triển vọng rất lạc quan cho đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Ðó là dòng vốn đổ vào đầu tư mạo hiểm đã tăng từ 300 triệu USD năm 2018 lên 1 tỷ USD năm 2021; số lượng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và công nghệ số ngày càng gia tăng; thị trường cũng tăng nhanh khi có thêm khoảng 8 triệu người tiêu dùng số xuất hiện sau đại dịch Covid-19... Nhưng chuyên gia này cũng nhìn nhận còn nhiều điểm hạn chế trong hành trình sắp tới. Ðó là còn thiếu cách tiếp cận thống nhất, mạnh mẽ để tạo nên hiệu ứng lớn hơn cho một chương trình mang tính chất bao quát về đổi mới sáng tạo. "Một số quốc gia đã ban hành đạo luật về đổi mới sáng tạo nhằm đưa ra thông điệp chung thống nhất và rõ ràng để thúc đẩy hoạt động này. Tại Singapore, nhân tố quan trọng làm nên sức mạnh đổi mới sáng tạo là nhờ vai trò lãnh đạo dẫn dắt của Chính phủ, từ đó tạo ra thái độ phục vụ tuyệt vời của đội ngũ công chức đối với doanh nghiệp. Việt Nam đã có nhiều chương trình có kết quả tốt góp phần ra đời những kỳ lân mới, hy vọng tinh thần phục vụ này tiếp tục được lan tỏa cùng với những nỗ lực hơn nữa", ông Toni Kristian Eliasz nói.

Thông tin với các quỹ đầu tư và doanh nghiệp về cơ chế, chính sách liên quan đến khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Thứ trưởng Kế hoạch và Ðầu tư Trần Duy Ðông nhấn mạnh: Các chính sách hỗ trợ và đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã được đề cập trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên một số văn bản hướng dẫn chậm được ban hành; tiêu chí thế nào là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo cũng chưa được quy định cụ thể nên tác dụng của chính sách hỗ trợ còn nhiều hạn chế. Ðể khắc phục, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư sẽ đánh giá tình hình triển khai Nghị định 38/2018/NÐ-CP và tiếp thu ý kiến của cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo để tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan tới đầu tư, rút vốn, thoái vốn chuyển nhượng vốn. Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư cũng được Chính phủ giao nghiên cứu tổng hợp các ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp để đề xuất với Chính phủ cơ chế, chính sách về đầu tư mạo hiểm. Một chương trình thiết thực khác đang được triển khai là hỗ trợ toàn bộ chi phí về giải pháp chuyển đổi số, tư vấn về các lĩnh vực hoạt động đến năm 2025 cho 100 doanh nghiệp thông qua dự án hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Hiện NIC đang phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Ðức (GIZ) nghiên cứu và xây dựng bộ chỉ số gồm chín nhóm tiêu chí đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp, áp dụng thí điểm tại Hà Nội. Thông qua bộ chỉ số này, doanh nghiệp có thể tự đánh giá mức độ đổi mới sáng tạo để tự hoàn thiện. Về phía NIC sẽ thống kê, tổng hợp hoạt động đổi mới sáng tạo ở doanh nghiệp để từ đó kiến nghị giải pháp sửa đổi chính sách cho phù hợp tình hình thực tiễn nhằm tháo gỡ những rào cản và thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo trong cả nước

Theo báo Nhân Dân


Các tin khác

Không có hình ảnh

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

(HBĐT) - Phát triển các khu, cụm công nghiệp (K,CCN) để thu hút đầu tư sẽ góp phần tích cực giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh và phát triển KT-XH của tỉnh. Chính vì vậy, vấn đề này được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo với chủ trương phát triển các K,CCN phải đặt trong tổng thể định hướng phát triển KT – XH của tỉnh, có tầm nhìn dài hạn, lấy hiệu quả phát triển KT – XH và môi trường là mục tiêu cao nhất. Việc quy hoạch các K,CCN dựa trên lợi thế so sánh của tỉnh, của vùng, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và kết cấu hạ tầng thuận lợi. Tỉnh đang nỗ lực thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra là: Phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất các K,CCN chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Người dân cần tránh thông tin tiêu cực lĩnh vực ngân hàng

(HBĐT) - Cuối ngày 7/10 vừa qua, do nhận được những tin đồn tiêu cực, nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của Ngân hàng (NH) TMCP Sài Gòn - SCB có đông người tới. Một số khách hàng đến rút tiền, số khác đến thăm dò thông tin do tâm lý lo ngại về sự an toàn khoản tiền gửi của mình... Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, tâm lý người dân, nhất là những người đang gửi tiết kiệm tại các NH, tổ chức tín dụng (TCTD) không bị ảnh hưởng bởi vụ việc trên.

Hội thảo tính thống nhất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với một số luật liên quan

(HBĐT)-Ngày 14/10, tại TP Hoà Bình, Ủy ban Pháp luật, Văn phòng Quốc hội và Tổ chức Hanns Seidel tại Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với một số luật có liên quan”. Đồng chí Hoàng Thanh Tùng, Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có một số đại biểu Quốc hội, chuyên gia trong nước và nước ngoài, đại diện các bộ, ngành, nhà quản lý, hiệp hội và công ty liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, xây dựng… Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành dự hội thảo.

Cẩn trọng với các dự án thủy điện nhỏ và vừa

Thời gian qua, nhiều dự án thủy điện nhỏ và vừa đã được xây dựng trên hệ thống thượng nguồn sông ở các tỉnh miền núi phía bắc. Tuy nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng, rừng bị tàn phá, lũ lụt, sạt lở có xu hướng xảy ra nhiều hơn..., vấn đề lợi-hại của thủy điện vừa và nhỏ từ công tác quy hoạch đến xây dựng cần được đặt ra một cách nghiêm túc, tránh những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài tác động lớn đến đời sống của người dân.

Ngày Doanh nhân Việt Nam: Nền tảng xây dựng văn hóa doanh nhân

Đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp là khái niệm được nhiều người nhắc tới, nhất là vào dịp thường niên kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10.

Chín giám đốc doanh nghiệp tư nhân nợ thuế tại Lào Cai bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

Ngày 13/10, bà Dương Thị Thu Hằng, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị này đã có công văn gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an thông báo tạm hoãn xuất cảnh ra nước ngoài theo quy định đối với 9 giám đốc doanh nghiệp tư nhân có đăng ký và hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai vì nợ tiền thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục