(HBĐT) - Sáng 24/10, Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS), HĐND tỉnh giám sát tại Sở KH&ĐT về thực hiện Nghị quyết số 61/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công (ĐTC) năm 2022 tỉnh (NQ 61). Tham dự có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS (HĐND tỉnh), Trưởng đoàn giám sát phát biểu kết luận buổi làm việc.
Theo báo cáo của Sở KH&ĐT, việc thực hiện NQ 61 đảm bảo theo quy định của Luật ĐTC, ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Kế hoạch ĐTC vốn NSNN năm 2022 của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao tổng số vốn 3.393.938 triệu đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua 4.192.808 triệu đồng, cao hơn kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao 798.870 triệu đồng. Tính đến ngày 20/10, số kế hoạch vốn năm 2022 đã giải ngân 2.216.623 triệu đồng, đạt 53%.
Kết quả thực hiện đầu tư, tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư cân đối ngân sách tỉnh (Điều 1, NQ 61) tính đến ngày 20/10/2022, dự án đã hoàn thành giải ngân 4.302 triệu đồng, đạt 92%; dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020 và hoàn thành sau năm 2022 giải ngân 106.534 triệu đồng, đạt 54%; dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020 và hoàn thành sau năm 2022 giải ngân 36.186 triệu đồng, đạt 64%; đối ứng các dự án sử dụng vốn nước ngoài giải ngân 44.438 triệu đồng, đạt 57%; đối ứng các dự án sử dụng vốn ngân sách T.Ư giải ngân 43.592 triệu đồng, đạt 33%; vốn bổ sung có mục tiêu cho cấp huyện giải ngân 156.895 triệu đồng, đạt 91%; chuẩn bị giải ngân 31.331 triệu đồng, đạt 29%; dự án khởi công mới năm 2021 chuyển tiếp sang năm 2022 giải ngân 489.372 triệu đồng, đạt 68%; dự án khởi công năm 2022 giải ngân 212.327 triệu đồng, đạt 73%...
Thực hiện đầu tư, tiến độ giải ngân vốn đầu tư trên cơ sở khả năng tăng thu nguồn vốn ngân sách (Điều 2, NQ 61), dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020 và hoàn thành trong năm 2022 giải ngân 35.745 triệu đồng, đạt 73%; dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020 và hoàn thành sau năm 2022 giải ngân 25.315 triệu đồng, đạt 77%; đối ứng các dự án sử dụng vốn nước ngoài giải ngân 5.075 triệu đồng, đạt 51%; dự án khởi công mới năm 2021 chuyển tiếp sang năm 2022 chưa giải ngân; dự án khởi công mới năm 2022 giải ngân 152.118 triệu đồng, đạt 51%...
Các đại biểu đã thảo luận, phân tích những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân chậm giải ngân vốn ĐTC, nhất là giải ngân nguồn vốn đầu tư cân đối ngân sách tỉnh, giải ngân vốn các dự án chuyển tiếp; bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ĐTC; đề xuất quan tâm hơn đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư các dự án…
Kết luận buổi giám sát, đồng chí trưởng đoàn cho rằng, kết quả thực hiện NQ 61 năm 2022 của tỉnh so với kết quả chung của cả nước đạt được khá cao. Để có kết quả này là sự phối hợp của các cấp, ngành. Tuy nhiên, theo kế hoạch, việc thực hiện kế hoạch giải ngân vốn ĐTC còn chậm. Do vậy, đồng chí trưởng đoàn giám sát kiến nghị: Để thực hiện NQ 61 đạt kết quả cao trong năm 2022 cần quan tâm số hóa thủ tục đầu tư đất đai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện; chú trọng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thực hiện chính sách tái định cư. Các cấp, ngành tăng cường hơn nữa sự phối hợp; đẩy nhanh tiến độ về khối lượng cũng như chất lượng các dự án; phát huy vai trò giám sát, đôn đốc của các cơ quan quản lý Nhà nước để tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện… Đề nghị cơ quan chuyên môn tiếp thu các ý kiến góp ý, hoàn thiện báo cáo để trình Thường trực HĐND tỉnh theo thẩm quyền.
Hương Lan
Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay 5/12 dự án thua lỗ, yếu kém của ngành công thương đã thoát khỏi danh sách "đen”, cơ bản hoạt động hiệu quả và có lãi. Phần còn lại đang gặp phải vướng mắc về cơ chế tài chính, sự đồng thuận, hợp đồng tổng thầu EPC,... Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có nhiều cuộc thị sát tại một số dự án còn lại. Thủ tướng giao các cơ quan liên quan, rút kinh nghiệm từ những dự án đã được xử lý, hoàn thiện đề án xử lý các dự án còn lại bảo đảm phù hợp, khả thi, hiệu quả với các phương án, tác động cụ thể, sớm hoàn thành nội dung trình Bộ Chính trị xem xét đúng thời gian. Vì vậy, vấn đề mà người dân mong chờ, quan tâm lúc này là làm sao để xử lý dứt điểm các dự án với mức thiệt hại thấp nhất cho Nhà nước, mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho các doanh nghiệp.
(HBĐT) - Ngày 02/8/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 (Chương trình). Mới đây, ngày 6/10, Bộ NN&PTNT đã triển khai trực tuyến toàn quốc chương trình và kế hoạch chuyển đổi số trong XDNTM, hướng tới NTM thông minh. Sự kiện cho thấy, chuyển đổi số đang diễn ra trong mọi mặt đời sống xã hội và việc thực hiện chương trình chuyển đổi số trong XDNTM góp phần hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần XDNTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
(HBĐT) - Nhằm hỗ trợ, đồng hành với hội viên nông dân thực hiện hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Kim Bôi đã chú trọng hỗ trợ hội viên xây dựng sản phẩm OCOP thông qua việc giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm qua sàn thương mại điện tử gắn với phong trào thi đua phát triển kinh tế tập thể, xây dựng HTX kiểu mới…
(HBĐT) - Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022. Các thành viên Hội đồng đã xem xét và đánh giá sản phẩm "Thịt lợn bản địa Tân Minh” của HTX đa nghề Tâm Cương Tân Minh, xóm Ênh, xã Tân Minh.
(HBĐT) - Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, toàn tỉnh có trên 100 sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh, trong đó, cán bộ, hội viên (HV) đã phát huy vai trò trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển các sản phẩm truyền thống của địa phương.
(HBĐT) - 9 tháng năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, cộng với việc triển khai hữu hiệu các giải pháp trong canh tác nên sản lượng, chất lượng các loại cây ăn quả có múi (CAQCM) của huyện Cao Phong đạt khá. Toàn huyện có tổng diện tích CAQCM khoảng 1.744 ha, sản lượng năm nay ước đạt trên 20.000 tấn, hứa hẹn một vụ thu hoạch thắng lợi cho người trồng CAQCM.