(HBĐT) - Ngày 02/8/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh ký Quyết định số 924/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025 (Chương trình). Mới đây, ngày 6/10, Bộ NN&PTNT đã triển khai trực tuyến toàn quốc chương trình và kế hoạch chuyển đổi số trong XDNTM, hướng tới NTM thông minh. Sự kiện cho thấy, chuyển đổi số đang diễn ra trong mọi mặt đời sống xã hội và việc thực hiện chương trình chuyển đổi số trong XDNTM góp phần hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng, góp phần XDNTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, ít nhất 90% hồ sơ công việc cấp T.Ư, cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng. Ít nhất 97% xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của tiêu chí số 8 về thông tin và truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM; 50% xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của tiêu chí số 8, 50% xã đạt chuẩn chỉ tiêu số 15.2 của tiêu chí số 15 về hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.
Chương trình cũng hướng đến tăng cường ứng dụng công nghệ số trong phát triển kinh tế nông thôn theo hướng kinh tế tuần hoàn và kinh tế số. Đẩy mạnh quá trình số hóa, xây dựng bản đồ số nông nghiệp, nông thôn, cơ sở dữ liệu đồng bộ, thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường ứng dụng trực tuyến, công nghệ thực tế ảo, thực tế ảo tăng cường trong công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn. Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, Chương trình đề ra mục tiêu có ít nhất 70% xã có các HTX, 70% cấp huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.
Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế đặc biệt quan trọng và giữ vai trò chiến lược lâu dài thì chuyển đổi số trong nông nghiệp, rộng ra là trong toàn bộ đời sống nông dân, nông thôn là một xu hướng tất yếu, là chìa khoá cho sự phát triển bền vững. Đối với tỉnh ta, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã từng bước được đầu tư nâng cấp. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến được đẩy mạnh. Đặc biệt việc sản xuất nông nghiệp đã từng bước áp dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc, thương mại điện tử, các lĩnh vực y tế, giáo dục và ANTT ở khu vực nông thôn cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số. Tuy nhiên, là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp vẫn manh mún, kỹ thuật canh tác lạc hậu, do vậy việc ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp, XDNTM vừa là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức không nhỏ. Trong đó, có thể nhìn nhận trình độ công nghệ của người dân ở mức thấp, hạ tầng số hóa cần được quan tâm đầu tư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, các hộ nông dân thiếu vốn và thông tin về công nghệ mới là rào cản lớn nhất trong việc chuyển đổi số.
Trong bối cảnh đó, số hóa cơ sở dữ liệu về XDNTM phục vụ công tác quản lý, cùng với xây dựng chính quyền số, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, trong thời gian tới, cấp uỷ Đảng, chính quyền cần quan tâm hướng dẫn, khuyến khích người dân tiếp cận các nền tảng công nghệ số phát triển các mô hình nông nghiệp thông minh; kinh doanh, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng điện tử, nhất là các sản phẩm OCOP... là những nhiệm vụ hàng đầu, góp phần hình thành NTM thông minh, nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng thông qua áp dụng chuyển đổi số, XDNTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Trong 3 năm qua, UBND huyện Lương Sơn đã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) 112.816 m2, thu về hơn 609,7 tỷ đồng, chênh lệch hơn 12 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Qua đấu giá QSDĐ đã huy động tối đa nguồn thu cho ngân sách, tạo vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế địa phương.
(HBĐT) - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân các địa phương trong tỉnh gấp rút đẩy nhanh tiến độ, tập trung thu hoạch lúa và cây màu vụ mùa, hè thu. Đồng thời, chủ động chuẩn bị vật tư, đảm bảo các điều kiện để triển khai sản xuất tốt vụ đông theo đúng tiến độ.
(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mai Châu, đến hết tháng 9/2022, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 76,6 tỷ đồng, cho trên 2.200 hộ dân vay vốn; tổng dư nợ đạt trên 347 tỷ đồng với trên 10.400 khách hàng còn dư nợ.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, đầu ra thuận lợi, giá bán cao đã đem lại thu nhập cho người dân, nhất là bà con ở vùng hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Huyện Mai Châu tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) sinh sống, trong đó người Thái chiếm hơn 60% dân số, ngoài ra là người Mường, người Mông và một số dân tộc khác. Thực hiện chủ trương của Đảng về vấn đề dân tộc, xác định phát triển vùng DTTS&MN gắn với đổi mới cơ cấu kinh tế, tổ chức sản xuất, UBND huyện Mai Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách nhằm hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống cho ĐBDTTS.
(HBĐT) - Mới đây, chợ trung tâm (CTT) huyện Lương Sơn cùng 26 chợ khác trong tỉnh đã được chuyển đổi mô hình quản lý (CĐMHQL), tạo động lực đáng kể thúc đẩy đầu tư nâng cấp, cải tạo các chợ ngày một khang trang, sạch sẽ, nề nếp, văn minh.