(HBĐT) - Hiện tại, huyện Cao Phong có 9 sản phẩm OCOP. Trong đó, 5 sản phẩm còn hiệu lực là: Cam quà tặng cao cấp 3T farm của HTX 3T nông sản Cao Phong (đạt 4 sao), trà chanh đào mật ong của HTX Hà Phong (3 sao), rượu cam của HTX Hà Phong (3 sao), hạt dổi Thạch Yên của hộ ông Bùi Văn Tiến, xóm Ngái, xã Thạch Yên (3 sao), mây tre đan Tây Phong của tổ hợp tác mây tre đan xã Tây Phong (3 sao). 4 sản phẩm đã hết hiệu lực là sản phẩm cam quả, mứt cam, nước cốt cam, nước cam tươi lên men của HTX Hà Phong, HTX đang làm hồ sơ để đề nghị công nhận lại. Bám sát định hướng chung, toàn huyện tiếp tục tập trung các chương trình phát triển sản xuất gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong đó, chú trọng nâng cao giá trị thương phẩm cho các sản phẩm OCOP.
Lãnh đạo UBND huyện Cao Phong nắm bắt tình hình hoạt động của Hợp tác xã 3T Farm - đơn vị sở hữu sản phẩm OCOP nổi bật của huyện, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu cam Cao Phong.
Tại HTX 3T nông sản Cao Phong (có tên thương mại là 3T farm), sản phẩm cam quà tặng cao cấp được xây dựng theo tiêu chuẩn "3 tốt”: Tốt đất, tốt giống, tốt từ tâm. Đây là chiến lược thị trường quan trọng để HTX hiện thực hóa mục tiêu "Giữ vững và nâng tầm thương hiệu cam Cao Phong”.
Chị Vũ Thị Lệ Thủy, Giám đốc HTX chia sẻ: Chúng tôi nhận thấy cần gia tăng giá trị thị trường và nâng tầm sản phẩm cam Cao Phong bằng cách tạo ra mặt hàng cam quả chất lượng đặc biệt, khác biệt với sản phẩm cam thông thường. Vì thế, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch cho sản phẩm "Cam - quà tặng cao cấp gắn với chuỗi sản xuất theo hướng hữu cơ vì môi trường sống xanh”. Khi dự án đi vào hoạt động, sản phẩm đưa ra thị trường được khách hàng đón nhận và phản hồi tích cực. Đặc biệt, khi tham gia cuộc thi "Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh” do T.Ư Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ KH&ĐT tổ chức năm 2019, dự án của chúng tôi đã được lựa chọn là 1 trong 35 dự án xuất sắc đoạt giải và nhận được kinh phí hỗ trợ để phát triển sản phẩm. Cùng với cơ hội này, chúng tôi chú trọng giới thiệu sản phẩm bằng cách tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. 3T farm thường xuyên tổ chức các buổi họp trao đổi kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh giữa các hộ thành viên HTX, luôn khuyến khích các hộ áp dụng trồng cam theo quy trình VietGAP, đẩy mạnh sản xuất theo hướng hữu cơ "xanh - sạch - an toàn lao động”. Kết quả là duy trì được chất lượng cũng như giá trị thương phẩm cho sản phẩm cam của HTX.
Đến thời điểm hiện tại, cam quà tặng cao cấp 3T farm là sản phẩm duy nhất của huyện Cao Phong được đánh giá tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Nhằm đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm lợi thế và mở ra các cơ hội thị trường hứa hẹn, 3T farm không chỉ chú trọng khâu sản xuất chăm bón, mà còn liên kết với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội lắp đặt mô hình rửa, phân loại, xử lý bọc màng sinh học bảo quản sản phẩm và dán nhãn tem truy xuất nguồn gốc tự động để đảm bảo đáp ứng đầy đủ sản lượng khi đối tác yêu cầu. Có thể nói, đầu tư bài bản và chiến lược thị trường phù hợp chính là "chìa khóa” để HTX 3T farm bước đầu thành công với sản phẩm OCOP của mình.
Trên phạm vi toàn huyện, thực hiện Chương trình OCOP huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025, huyện đã xác định các trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng có lợi thế của mỗi địa phương nhằm đảm bảo thực hiện chương trình có hiệu quả, mang lại giá trị bền vững. Từ năm 2019 đến nay, các cấp ủy, chính quyền của huyện đã sát sao lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình; đồng thời, đôn đốc các xã có sản phẩm lợi thể tập trung hoàn thiện hồ sơ, tham gia đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP cấp huyện, từ đó lựa chọn sản phẩm nổi bật nhất để đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.
Theo đánh giá của UBND huyện, các sản phẩm OCOP của huyện đều có chất lượng nổi bật, được xác định đầu tư đồng bộ để vừa duy trì ổn định về chất lượng, vừa xây dựng và nâng cao giá trị thương phẩm với tư cách là sản phẩm đặc trưng nhất của huyện Cao Phong. Đặc biệt, bám sát lộ trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, huyện khuyến khích các xã và tổ chức liên quan tiếp tục đầu tư cho các sản phẩm OCOP gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện. Trong nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, huyện xác định cần chú trọng nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thị trường tiêu thụ, tăng cường quảng bá để đưa sản phẩm giới thiệu rộng rãi ra thị trường trong và ngoài tỉnh, mở ra những cơ hội thị trường mới góp phần nâng cao giá trị thương phẩm cho sản phẩm OCOP huyện Cao Phong.
Khánh An
(HBĐT) - Sáng 24/10, Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS), HĐND tỉnh giám sát tại Sở KH&ĐT về thực hiện Nghị quyết số 61/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh về Kế hoạch đầu tư công (ĐTC) năm 2022 tỉnh (NQ 61). Tham dự có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
(HBĐT) - Thời gian qua, Điện lực TP Hòa Bình đã nỗ lực hoàn thành tốt các chỉ tiêu về sản xuất, kinh doanh được giao. Bên cạnh đó, đơn vị tăng cường triển khai nhiều loại hình dịch vụ điện nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
(HBĐT) - Thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng NTM, các tuyến đường liên xã, liên xóm, đường nội đồng của huyện Lạc Thủy được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Người dân đồng thuận và tự nguyện hiến đất, hiến công, đóng góp tiền để thi công các tuyến đường giao thông. Toàn huyện có 8/8 xã đạt tiêu chí giao thông.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực triển khai các phần việc góp phần bảo vệ môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi, khí thải và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua hưởng ứng Chương trình "Trồng 1 tỷ cây xanh - vì một Việt Nam xanh”; phong trào trồng "Hàng cây nông dân” gắn với xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu; tổ chức phát động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2022 với chủ đề "Chỉ một trái đất”.
(HBĐT) - Bằng nhiều giải pháp thiết thực, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Kim Bôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân (HVND) tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Qua đó phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của HVND trong lao động, sản xuất, kinh doanh (SX-KD), góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay 5/12 dự án thua lỗ, yếu kém của ngành công thương đã thoát khỏi danh sách "đen”, cơ bản hoạt động hiệu quả và có lãi. Phần còn lại đang gặp phải vướng mắc về cơ chế tài chính, sự đồng thuận, hợp đồng tổng thầu EPC,... Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có nhiều cuộc thị sát tại một số dự án còn lại. Thủ tướng giao các cơ quan liên quan, rút kinh nghiệm từ những dự án đã được xử lý, hoàn thiện đề án xử lý các dự án còn lại bảo đảm phù hợp, khả thi, hiệu quả với các phương án, tác động cụ thể, sớm hoàn thành nội dung trình Bộ Chính trị xem xét đúng thời gian. Vì vậy, vấn đề mà người dân mong chờ, quan tâm lúc này là làm sao để xử lý dứt điểm các dự án với mức thiệt hại thấp nhất cho Nhà nước, mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho các doanh nghiệp.