(HBĐT) - Đã lâu rồi những hộ trồng mía tím tại xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) mới phấn khởi bước vào vụ thu hoạch mới, khi mía được bán với giá 8.000-9.000 đồng/cây, tăng gấp 3-4 lần so với năm ngoái, đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ.


Ông Bùi Văn Ngâu, xóm Đầm Băng, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) phấn khởi vì mía có giá cao, bán được hết vườn.

Còn nhớ vụ mía tím năm 2017-2018, người trồng mía xã Ngọc Lâu chịu thua lỗ nặng vì giá bán quá rẻ, chỉ trên dưới 3.000 đồng/cây, thậm chí có lúc xuống 1.000 đồng/cây mà vẫn không có người mua. Vì vậy, nhiều hộ phải chặt cho gia súc ăn do chi phí thuê người thu hoạch còn nhiều hơn tiền lãi bán mía. Có những hộ mang mía ra thị trấn, hay chợ mía (xã Ân Nghĩa) cũng chỉ túc tắc bán được dăm ba bó để phần nào hồi vốn, tiền bán không đủ tiền phân, giống. Nếm "đắng” từ mía khiến không ít hộ bỏ trồng, ảnh hưởng đến những vụ mía tiếp theo. Có hộ tìm hướng chuyển sang trồng những loại cây khác. Từ năm 2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nông sản càng khó tiêu thụ, không ít hộ đã chuyển từ trồng mía tím sang trồng ngô.  Diện tích mía của xã từ 157 ha giảm còn 115 ha.

Tại thời điểm này, 132 ha mía  tím trên địa bàn đã tiêu thụ được 70 - 80%, diện tích còn lại được tư thương đặt cọc chờ thu nốt. Nhìn những chiếc xe tải ra vào địa bàn "dọn vườn”, người dân hối hả thu hoạch, chúng tôi cảm nhận rõ sự phấn khởi của người dân. Không vui sao được khi những vụ mía trước, đến giữa tháng 11, diện tích bán được chỉ hơn 50%, thậm chí nhiều ruộng mía đã mọc mầm cũng chưa có người đến thu mua. Ông Bùi Văn Ngâu, xóm Đầm Băng chia sẻ: "Phải đến 5 năm rồi, cây mía tím mới đem lại cho người dân niềm vui như vậy. Sau nhiều năm mất giá, nhất là khi dịch Covid-19 xảy ra, sản phẩm không tiêu thụ được hoặc thu mua với giá rất thấp, nhiều hộ đã bỏ mía sang trồng cây khác. Gắn bó với cây trồng này, gia đình tôi vẫn trồng mía tím, bởi tin vào chất lượng của cây mía. May mắn, năm nay bán được giá cao, tư thương chủ động đặt cọc mua hết vườn từ sớm. Dự kiến vụ này gia đình tôi bán được 35 tấn, thu về 100 - 120 triệu đồng, sau khi trừ chi phí”.

Đánh giá về việc tiêu thụ mía trên địa bàn, đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu cho biết: "Do diện tích mía sụt giảm qua nhiều năm biến động về giá, nguồn cung giảm, do đó mía tím khan hiếm hơn, nhiều tư thương phải tranh nhau đặt cọc tiền trước để dọn vườn, dẫn đến giá mía tăng cao. Đồng thời, tuyến đường từ xã Tân Mỹ - Ngọc Lâu được đầu tư xây dựng, thuận tiện giao thương, do đó tư thương không còn o ép nhiều về giá. Hiện, các khu du lịch, dịch vụ trở lại hoạt động, nguồn cầu tăng cao nên mía nhanh chóng được thu mua hết. So với các vùng khác, mía tím Ngọc Lâu vẫn giữ được chất lượng vốn có, là địa chỉ tin cậy với thị trường”.

Vụ mía năm nay ở xã Ngọc Lâu thu hoạch sớm do nhu cầu tăng cao, chất lượng ổn định. Ông Bùi Văn Thành, trưởng xóm Đầm Băng cho biết: "Cây mía vẫn cho chất lượng ổn định từ trước đến nay, cũng là cây trồng lâu năm của xóm nên tôi cùng các cán bộ xã động viên người dân chăm sóc đảm bảo chất lượng, năng suất cho cây trồng. Vụ mía này bán được giá, mang về lợi nhuận cao nhất cho bà con trong nhiều năm trở lại đây. Hy vọng đầu ra và giá cả tiếp tục giữ ổn định để người dân an tâm đầu tư sản xuất”.

Dự kiến trong vụ mía tới, xã sẽ nâng diện tích lên 152 ha, giữ vững năng suất và chất lượng vốn có; hướng tới thành lập HTX để tư thương đặt niềm tin, ký nhiều hợp đồng thu mua lâu dài với bà con. Xã cũng vận động người dân quan tâm đầu tư, áp dụng KH-KT vào sản xuất, chủ động phòng trừ sâu bệnh hại, tăng cường quảng bá qua các phương tiện thông tin để cây mía đem lại hiệu quả, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân trên địa bàn.

 Hoàng Anh

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Sau gần 5 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các sản phẩm tham gia chu trình OCOP còn một số tồn tại, hạn chế thể hiện ở quy mô sản lượng nhỏ, chất lượng sản phẩm chưa cao, chủ thể còn lúng túng trong xây dựng hồ sơ sản phẩm. Còn nhiều tổ chức kinh tế, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), cơ sở sản xuất chưa biết đến Chương trình Mỗi xã một sản phẩm…

Huyện Lạc Thủy: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022

(HBĐT) - Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Lạc Thủy vừa tổ chức hội nghị chấm điểm, đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2022.

Nắm bắt lợi thế, cà phê Việt chinh phục kỷ lục mới

Bất chấp lạm phát, khó khăn trong thương mại, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn ghi nhận sự tăng trưởng tốt. Thế giới đang thiếu hụt nguồn cung, trong khi mùa vụ thu hoạch cà phê Việt Nam đang tới gần với sản lượng dự kiến tăng khá, cùng với sự nắm tốt cơ hội từ thị trường, dự báo xuất khẩu cà phê năm nay của Việt Nam có thể thiết lập được mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.

Khảo sát, đánh giá việc sản xuất, sử dụng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản tại 2 huyện Lạc Sơn, Kim Bôi

(HBĐT) - Trong 2 ngày 1 - 2/11, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản đã khảo sát, nắm thực trạng tình hình sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm nông, lâm, thuỷ sản đã được chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) và áp dụng quy trình VietGAP trên địa bàn 2 huyện Lạc Sơn, Kim Bôi.

Khẩn trương thu hoạch vụ mùa, hè thu, kịp thời giải phóng đất sản xuất vụ đông xuân

(HBĐT) - Tại các địa phương trong tỉnh, nông dân đã cơ bản thu hoạch xong diện tích lúa mùa và đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây màu vụ hè thu. Cùng với đó, các ngành, địa phương chủ động chuẩn bị vật tư và xây dựng kế hoạch gieo trồng vụ đông xuân 2023 để đảm bảo sản xuất trong các điều kiện tốt nhất.

Huyện Kim Bôi: Tập trung giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

(HBĐT) - Dự án đường liên kết vùng (ĐLKV) Hoà Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hoà Bình - Mộc Châu); dự án quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ (Kim Bôi) là 2 dự án trọng điểm của tỉnh đặt mục tiêu khởi công vào cuối năm nay. Các dự án này được kỳ vọng khai thác tiềm năng, lợi thế, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho vùng đất Mường Động và cả tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục