(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục được truyền tải kịp thời đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Đà Bắc. Qua đó, tạo điều kiện để người dân đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.


Cán bộ tín dụng Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc và tổ chức nhận ủy thác nguồn vốn xã Cao Sơn kiểm tra việc sử dụng vốn vay của hộ dân xóm Nà Chiếu. 

Là huyện còn nhiều khó khăn nên những năm qua, nhu cầu được tiếp cận vốn chính sách của người dân trên địa bàn huyện rất lớn. NHCSXH huyện đã nỗ lực huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc NHCSXH huyện cho biết: Những năm qua, vốn chính sách đã giúp hàng nghìn hộ dân có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế để vươn lên XĐ-GN. Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã giải ngân kịp thời vốn đến các đối tượng thụ hưởng. Doanh số cho vay đạt trên 143 tỷ đồng, doanh số thu nợ trên 77 tỷ đồng. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 484 tỷ đồng, tăng 64,7 tỷ đồng so với đầu năm, với 9,6 nghìn khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ bình quân 1,99 tỷ đồng/tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), 50 triệu đồng/khách hàng. 

Trước đây, phát triển kinh tế của người dân xã Cao Sơn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn để đầu tư sản xuất. Từ khi có vốn vay ưu đãi của NHCSXH, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách phần nào giải quyết được tình trạng "khát” vốn. Từ đồng vốn của Đảng và Nhà nước, nhiều hộ đã thoát khỏi diện khó khăn. Như gia đình bà Xa Thị Thân, xóm Nà Chiếu không những thoát nghèo mà còn có của ăn, của để nhờ sử dụng vốn vay hiệu quả. Theo bà Thân chia sẻ, gia đình có điều kiện thuận lợi về vườn, đồi, phù hợp chăn nuôi, trồng trọt, nhưng phải đến khi được vay 60 triệu đồng từ chương trình cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH gia đình mới có vốn để đầu tư chăn nuôi bò, trồng cây ăn quả. Nhờ sự cần cù, chịu khó, gia đình bà Thân có thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng mỗi năm và vươn lên hộ khá. 

Tân Pheo là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện. Công cuộc XĐ-GN và xây dựng NTM ở xã vùng cao này cũng đã có những chuyển biến nhất định. Những sự đổi thay ở mỗi xóm, bản, hộ gia đình có dấu ấn của vốn chính sách. Năm 2009, tổ TK&VV xóm Than được thành lập với 15 thành viên, dư nợ 320 triệu đồng. Đến nay, tổ có khoảng 50 thành viên, dư nợ tăng lên trên 2,3 tỷ đồng với 8 chương trình tín dụng. Bà Hà Thị Lương, tổ trưởng tổ TK&VV xóm Than chia sẻ: Nguồn vốn chủ yếu của tổ là vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ SX-KD vùng khó khăn, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường. Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, các hộ trong xóm đã sử dụng vốn vay hiệu quả, nhiều hộ vay thoát nghèo bền vững.

Có thể nói, vốn chính sách đã, đang trở thành động lực quan trọng cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc. Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc NHCSXH huyện cho biết thêm: Thời gian qua, đơn vị đã triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển KT-XH. Theo đó, đã giải ngân 2,5 tỷ đồng cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; gần 2,2 tỷ đồng cho vay học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến; gần 1,5 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP. Từ đầu năm đến nay, thông qua vốn chính sách đã có trên 500 lao động được tạo việc làm, trên 1,3 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh được xây dựng. Kết quả này góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ngăn chặn tình trạng tín dụng đen, đẩy nhanh công cuộc XĐ-GN và xây dựng NTM trên địa bàn. 

Viết Đào


Các tin khác


Bức tranh kinh tế-xã hội của đất nước: Lạc quan, không chủ quan

Qua 3/4 chặng đường năm 2022, bức tranh kinh tế-xã hội của đất nước đã thể hiện rõ những nét phục hồi và phát triển mạnh mẽ trên hầu hết các ngành, lĩnh vực qua nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Quốc hội và Chính phủ đã kịp thời có những quyết định mang tính chất lịch sử, bước ngoặt, thực hiện mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Doanh nghiệp chật vật đối mặt áp lực của biến động tỷ giá

Ðồng USD liên tục tăng giá đang tác động bất lợi đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Trong khi đó, đơn hàng từ phía nhà nhập khẩu lại có xu hướng giảm do tác động tiêu cực của lạm phát cao ở các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta. Cộng thêm các yếu tố như giá xăng dầu, vật tư đầu vào, chi phí sản xuất tiếp tục tăng cao,… đang "bủa vây” hoạt động của doanh nghiệp vốn chồng chất khó khăn trong những tháng cuối năm 2022 này.

Khởi sắc thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Trong 10 tháng năm 2022, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh được đánh giá đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, ngành thuế và tài chính vẫn phải nỗ lực mới đạt kết quả cao trong thực hiện nhiệm vụ thu.


Tiềm năng phát triển cây lấy măng tại huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có diện tích núi đá tương đối lớn và nhiều thung lũng, chân núi phù hợp phát triển cây lấy măng (tre gai, tre bát độ, bương, luồng…). Giá trị kinh tế của cây lấy măng đem lại không nhỏ. Ngoài khai thác cây trưởng thành để lấy gỗ nguyên liệu phục vụ xây dựng và gia dụng, việc khai thác măng còn mang lại giá trị cao trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Lãi suất cho vay tại các tổ chức tín dụng cao nhất 13%/năm

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 10/2022, tổng nguồn vốn các tổ chức tín dụng (TCTD) trên toàn địa bàn đạt 37.920 tỷ đồng, tăng 13% (tương đương 3.461 tỷ đồng) so với thời điểm 31/12/2021, trong đó, tổng dư nợ đạt 32.250 tỷ đồng, tăng 10%, gồm: dư nợ ngắn hạn chiếm 42%; dư nợ trung, dài hạn chiếm 58%. Nợ xấu nội bảng 190 tỷ đồng, chiếm 0,6% tổng dư nợ. Cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn ước đạt 16.343 tỷ đồng, chiếm khoảng 51% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 23,6%; các lĩnh vực ưu tiên khác dư nợ đạt thấp: dư nợ cho vay xuất khẩu đạt 40 tỷ đồng, dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 22 tỷ đồng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 10 tháng ước đạt 43.615 tỷ đồng

(HBĐT) - Hiện nay, các đơn vị kinh doanh thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh đang chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn hàng; đa dạng hóa các loại hàng hóa và loại hình dịch vụ; đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng. Theo đó, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong tháng 10 vừa qua tiếp tục khởi sắc. Doanh thu và lượng khách đã được phục hồi ở hầu hết các ngành và ghi nhận mức tăng cao so với cùng kỳ, tạo đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục