Hiện nhà máy Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang duy trì với công suất tối đa lên tới 112%.
Trong công điện về việc quản lý, điều hành mặt hàng xăng dầu, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chỉ đạo Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn có phương án phân phối xăng dầu hợp lý, ưu tiên nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu xăng dầu để hỗ trợ bù đắp chi phí.
Liên quan đến vấn đề này, trả lời Đài truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Việt Thắng - Phó TGĐ Công ty Lọc hoá dâu Bình Sơn (đơn vị vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất) cho biết, từ cuối tháng 10 đến nay Công ty đã liên tục tăng công suất sản xuất của nhà máy lọc dầu từ 107 - 109%, sau đó đạt công suất tối đa ở mức 112% công suất thiết kế. và duy trì liên tục công suất này.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã chỉ đạo Công ty Lọc hoá dâu Bình Sơn cùng với các đơn vị khai thác dầu thô thuộc tập đoàn lên phương án bổ sung khẩn cấp nguồn nguyên liệu từ các nguồn dầu thô sản xuất trong nước, bao gồm dầu thu từ các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, Sư tử đen… để duy trì liên tục công suất 112% trong thời gian tới.
Với công suất xuất bán ra thị trường, theo ông Thắng, sau cuộc họp của Chính phủ, ngày hôm nay, Công ty Lọc hoá dâu Bình Sơn đã làm việc với các đầu mối để lên phương án phân phối xăng dầu hợp lý theo sản lượng công suất cao nhất để đảm bảo xăng dầu ra thị trường, tiêu thụ kịp thời, linh hoạt với từng khu vực.
"Trong tháng 11, 12 sẽ đưa ra thị trường trên 1,4 triệu m3 xăng dầu các loại cho 20 thương nhân đầu mối có hợp đồng với nhà máy. Trong đó ưu tiên nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu xăng dầu để hỗ trợ bù đắp chi phí theo công điện và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, ông Thắng thông tin.
Theo VTV.VN
(HBĐT) - Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh, đến hết tháng 10/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.106 tỷ đồng với hơn 121,3 nghìn khách hàng còn dư nợ. Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt 1.227 tỷ đồng, cho trên 29,8 nghìn lượt khách hàng được vay vốn.
(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Cao Phong đạt được nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Nông nghiệp, nông thôn đổi thay, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cải thiện. Huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM theo lộ trình hướng tới mục tiêu trở thành huyện NTM vào năm 2025.
(HBĐT) - Sáng 11/11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2022 - 2025 tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2022. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Bài 1: Làm giàu từ sản xuất lớn
Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". Một trong những nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Nghị quyết là hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất nông nghiệp. Ðây là bối cảnh mới và cơ hội mới để nền nông nghiệp nước nhà phát triển lớn mạnh, theo xu thế hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Theo các chuyên gia, trong cơ cấu giá bán xăng dầu hiện nay phải xác định sát với thực tế, hợp lý, thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại được. Và để thị trường xăng dầu vận hành ổn định thì sự phối hợp giữa các bộ, ban ngành phải hết sức nhịp nhàng. đồng thuận cao, quyết liệt, khẩn trương.