(HBĐT) - Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Thủy xác định đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nên luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch cốt yếu trong mục tiêu đảm bảo ANLT. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đầu đàn chăn nuôi các loại ổn định. Đa dạng, phong phú các loại cây màu, cây thực phẩm. Kinh tế nông nghiệp đem lại thu nhập ổn định không nhỏ cho bộ phận dân cư, góp phần phát triển KT-XH, AN-QP trên địa bàn.



Người dân khu 5, thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ) đưa cơ giới hoá vào thu hoạch lúa. 

Khu 5, thị trấn Chi Nê có diện tích nông nghiệp 25 ha với 85 hộ sản xuất. Các hộ dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống lúa năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng. Vụ mùa năm nay, khu 5 gieo trồng các giống chủ lực như TBR225, Thiên ưu 8, Thuỵ hương 308, VNR20, cho năng suất bình quân 54 tạ/ha, đảm bảo ANLT.

Thực hiện Kế hoạch số 154/KH-UBND, ngày 5/8/2021 của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 34/NQ-CP, ngày 25/3/2021 của Chính phủ về đảm bảo ANLT quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, huyện Lạc Thủy đã lồng ghép trong thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nông nghiệp; ban hành kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp huyện giai đoạn 2021 - 2025. 
Theo đó, huyện thực hiện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trung, dài hạn theo quy định của Luật Đất đai. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ổn định 9.300 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt 30.700 tấn/năm. Cơ cấu trồng trọt chiếm 51,3% tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác đạt 160 triệu đồng/năm. Trong cơ cấu lại nông nghiệp, huyện xác định những giải pháp căn cơ như dồn điền, đổi thửa với tổng diện tích 560,24 ha; một số địa phương làm tốt công tác dồn điền, đổi thửa, tạo tiền đề phát triển sản xuất hàng hóa như xã An Bình, Phú Nghĩa...

Huyện phát triển trồng rau an toàn theo hướng liên kết sản xuất giữa người dân, HTX, tổ hợp tác và doanh nghiệp với diện tích 155 ha tại thị trấn Chi Nê, thị trấn Ba Hàng Đồi, các xã Đồng Tâm, Phú Nghĩa, Khoan Dụ, Thống Nhất. Phát triển cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao với tổng diện tích 1.490,36 ha, trong đó, cam các loại 479,79 ha, bưởi các loại 543,86 ha (xã Thống Nhất, Phú Nghĩa, thị trấn Ba Hàng Đồi…); nhãn 143,9 ha (xã Đồng Tâm, Hưng Thi, Thống Nhất …); na 75,3 ha, tập trung tại xã Đồng Tâm; thanh long 55,84 ha (thị trấn Ba Hàng Đồi, xã Phú Thành...); cây ăn quả khác 191,97 ha. Diện tích được chứng nhận sản xuất an toàn thực phẩm đạt 28,8%.

Hiện, Lạc Thủy đã thực hiện thành công mô hình sản xuất, tiêu thụ lúa chất lượng cao Bắc Hương 9 quy mô 100 ha trên địa bàn các xã: Thống Nhất, Khoan Dụ, Phú Thành, nâng diện tích gieo cấy giống lúa chất lượng cao lên 750 ha, chiếm 23% diện tích trồng lúa toàn huyện. Ngoài ra, huyện tập trung phát triển chè với diện tích 250 ha; phát triển đàn gà, dê, ong lấy mật, chăn nuôi gia súc và một số vật nuôi khác…

Đến nay, huyện quản lý, xây dựng và phát triển thương hiệu bảo hộ các sản phẩm chủ lực của địa phương: Nhãn hiệu tập thể "Cam lạc Thủy”, 4 nhãn hiệu chứng nhận: "Gà Lạc Thủy”, "Na Lạc Thủy”, "Dê Lạc Thủy”, "Chè Sông Bôi”. Có 78 cơ sở đã được cấp sử dụng nhãn hiệu (35 cơ sở chăn nuôi gà Lạc Thủy, 15 cơ sở trồng na, 15 cơ sở nuôi dê, 13 cơ sở tham gia nhãn hiệu gà). Toàn huyện có 13 sản phẩm OCOP được xếp hạng, gồm 2 sản phẩm 4 sao, 11 sản phẩm 3 sao. Một số sản phẩm đã tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử postmart.vn...

Qua đánh giá, sản xuất nông nghiệp của huyện Lạc Thủy tăng trưởng khá nhưng còn thiếu bền vững, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế của địa phương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm; chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực hạn chế; năng suất, chất lư­ợng, khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực vẫn thấp. Phần lớn nông sản tiêu thụ ở dạng sơ chế, thô nên giá trị gia tăng thấp. Liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân sản xuất theo chuỗi giá trị chưa nhiều, thiếu bền vững; liên kết giữa các vùng sản xuất rời rạc, chưa hình thành được các vùng sản xuất lớn. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch vùng sản xuất chưa chặt chẽ. Diện tích đất sản xuất manh mún, không tập trung; các sản phẩm được chứng nhận VietGAP, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm chưa nhiều...

Đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Trên cơ sở điều kiện thực tế, tiềm năng, lợi thế của địa phương triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo ANLT theo hướng xây dựng nền nông nghiệp xanh, liên kết theo chuỗi và có giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Thời gian tới, huyện thực hiện quản lý, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản theo quy định. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn.

Đinh Thắng

Các tin khác


Tiêu thụ trên 500 tấn cam, quýt các loại tại Lễ hội Cam Cao Phong

(HBĐT) - Tối 28/11, Ban Tổ chức Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 (BTC) đã tổng kết công tác tổ chức lễ hội. Riêng hoạt động của hội chợ thương mại tiếp tục diễn ra đến hết ngày 2/12.

Huyện Mai Châu: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất

(HBĐT) - Từ sự hỗ trợ về kỹ thuật, quy trình chăm sóc theo hướng "cầm tay chỉ việc” của cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mai Châu, gia đình anh Hà Công Tín, xóm Nà Phặt, xã Thành Sơn mạnh dạn vay vốn, mở rộng diện tích trồng tỏi của gia đình từ 360 m2 lên 1.000 m2. 

Tập trung nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị nông sản để đáp ứng yêu cầu sản xuất

(HBĐT) - Đó là chỉ đạo của đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2022-2023. Thời điểm này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân các địa phương trong tỉnh tập trung thu hoạch diện tích cây màu vụ hè thu, giải phóng đồng ruộng, đồng thời triển khai sản xuất vụ đông xuân bảo đảm đúng khung thời vụ.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 0,39%

Ngày 29/11, Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so tháng trước; tăng 4,56% so tháng 12/2021 và tăng 4,37% so cùng kỳ.

Dự án VFBC tại Hòa Bình triển khai kế hoạch hoạt động năm 2023  

(HBĐT) - Ngày 29/11, Ban quản lý Dự án "Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học” tỉnh Hòa Bình (Dự án VFBC) phối hợp với Hợp phần quản lý rừng bền vững tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động năm 2023.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phát triển kết cấu hạ tầng

(HBĐT) - Tập trung thực hiện các giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình quan trọng, nhất là các dự án phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tỉnh đang tập trung các nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục