Các đại biểu tham dự hội nghị.
Hiệntoàn tỉnh có 286 HTX nông nghiệp đang hoạt động, chủ yếu là cung ứng dịch vụ, vật tư đầu vào cho sản xuất như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Có 66 sản phẩm của 57 HTX được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh. Các HTX nông nghiệp tham gia tích cực trong xây dựng nông thôn mớivà thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Song, hiện tại trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều HTX nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ; sản phẩm của HTX chủ yếu là thực phẩm tươi sống hoặc nguyên liệu thô, thu hoạch theo thời vụ; cơ sở vật chất lạc hậu; tỷ lệ người lao động trong HTX tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp…
Từ những tồn tại, khó khăn, đại diện các HTX nông nghiệp đã trao đổi, chia sẻ, đặt câu hỏi liên quan đến các sở, ngành như: Điều kiện, quy trình thủ tục đánh giá và hỗ trợ HTX khi tham gia Chương trình OCOP giai đoạn 2022-2025; điều kiện, quy trình thiết lập vùng trồng và thủ tục đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho HTX công nghệ cao phát triển; quy trình thực hiện thu hồi và cấp lại giấy chứng nhận đăng ký HTX; chính sách hỗ trợ HTX giai đoạn 2021-2025; chính sách thuế, miễn giảm thuế đối với HTX; trình tự, thủ tục và chính sách hỗ trợ đối với HTX khi thuê đất…
Lãnh đạo các sở, ban, ngành, Liên minh HTX tỉnh đã giải đáp, làm rõ những vấn đề cácHTX nông nghiệp quan tâm. Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trong thời gian tới. Trong đó, chú trọng một số giải pháp: Nâng cao năng lực cho cán bộ HTX; tạo điều kiện vay vốn thuê đất; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, liên kết sản xuất theo ngành hàng, hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp an toàn hướng tới xuất khẩu; đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến sản phẩm cho các HTX nông nghiệp.
Thu Thủy