(HBĐT) - Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp nhãn hiệu chứng nhận "Mật ong Hòa Bình” cho Sở NN&PTNT. Nhằm phát triển thương hiệu, các hộ, HTX nuôi ong tuân thủ đúng quy định về sử dụng nhãn hiệu chứng nhận; tích cực học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, khai thác mật ong. Để nâng tầm thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, một số hộ sản xuất, HTX đã nỗ lực chuẩn hóa sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh.


HTX Green Life, xã Hợp Tiến (Kim Bôi) thực hiện quy trình quay mật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng mật vàng sánh, thơm.

Hòa Bình có diện tích rừng lớn, tạo môi trường sinh sống lý tưởng cho các loài ong. Mật ong Hòa Bình mang hương vị đặc biệt của nhiều loài hoa rừng, cùng với sự tỉ mỉ trong từng công đoạn nên mật ong giữ được hương thơm, vị ngọt tự nhiên và hoàn toàn nguyên chất. Nghề nuôi ong lấy mật tập trung tại huyện các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, TP Hòa Bình. Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các huyện, thành phố đã khảo sát, hỗ trợ các chủ thể chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn OCOP.

Đến nay, toàn tỉnh có 9 sản phẩm mật ong được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, gồm: mật ong Văn Tiến - HTX nuôi ong Văn Tiến, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình); mật ong Khoan Dụ - HTX nuôi ong Khoan Dụ, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy); mật ong Lạc Lương - HTX Yên Tân, xã Lạc Lương, mật ong Đoàn Kết - HTX dịch vụ nông nghiệp Đại Lợi, xã Đoàn Kết, mật ong Lạc Sỹ - HTX nông nghiệp Lạc Sỹ (Yên Thủy); mật ong Lâm Sơn - HTX ong mật Lâm Sơn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn); mật ong Thành An - HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn); mật ong rừng Hợp Tiến - HTX Green Life và mật ong Thượng Tiến - HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Tiến, xã Hợp Tiến (Kim Bôi).

Xã Hợp Tiến nổi tiếng với khu rừng đặc dụng rộng hơn 5.000 ha, nơi đây còn trồng nhiều cây xạ đen - loại cây dược liệu quý. Tận dụng thế mạnh của địa phương, HTX Green Life đã liên kết với 6 hộ nuôi ong để tạo ra sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến. Năm 2022, sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến được xếp hạng 3 sao OCOP cấp tỉnh. Anh Đinh Công Thuần, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Green Life cho biết: Bằng sự kết hợp giữa những chú ong thợ với hoa xạ đen, HTX Green Life đã làm nên sản phẩm mật ong rừng Hợp Tiến. Thành viên HTX cùng các hộ dân liên kết đã thuần hóa và nhân rộng giống ong rừng. Việc quay lấy mật thực hiện theo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), đảm bảo chất lượng. Trung bình sản lượng mật ong của HTX đạt 15 nghìn lít/năm, tổng thu nhập trên 1,8 tỷ đồng/năm. Sản phẩm được gắn nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, đóng lọ thủy tinh với thể tích 500 ml. Mẫu mã, hình thức đẹp mắt, sang trọng. Hiện, mật ong được tiêu thụ tại 6 cửa hàng thực phẩm sạch ở TP Hòa Bình, Hà Nội.

Cũng được xếp hạng 3 sao OCOP cấp tỉnh, mật ong Thành An đang là sản phẩm mũi nhọn của HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An, xã Mỹ Thành. Điều kiện về địa lý, thời tiết, khí hậu tạo động lực thúc đẩy nghề nuôi ong rừng phát triển. HTX nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Thành An liên kết với hộ nuôi ong trong xã nhằm giúp bà con lấy mật đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống và thúc đẩy phát triển kinh tế bằng nghề nuôi ong. Sản phẩm mật ong Thành An được hoàn thiện mẫu mã, logo, tem truy xuất nguồn gốc tạo cơ hội mở rộng thị trường, quảng bá sản phẩm tại các sàn thương mại điện tử, hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh.

Đồng chí Hoàng Văn Tuân, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh cho rằng, phát triển dòng sản phẩm mật ong là thế mạnh của một số địa phương khi tham gia Chương trình OCOP. Các địa phương cùng chủ thể cần tiếp tục nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm. Bên cạnh việc giữ gìn các giống ong tự nhiên thì hộ sản xuất, HTX cần áp dụng máy móc hiện đại trong quy trình lấy mật, đảm bảo vệ sinh ATTP, bảo vệ môi trường, thúc đẩy nghề nuôi ong trở thành ngành sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao. Ngoài ra, chủ thể cần tích cực đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, tham gia các hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm để tìm kiếm đối tác, tiến tới ký hợp đồng hợp tác dài hạn.


Thu Thủy


Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục