Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kiểm kê nguồn lực năm 2022 thực hiện theo Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39/ NQ/TW ngày 15/11/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Theo đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1757/QĐ-BCT ngày 2/7/2020 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP.
Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngay sau khi Kế hoạch hành động được ban hành, Bộ Công Thương đã phân công cho các đơn vị thuộc Bộ tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.
Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, trong lĩnh vực Dầu khí và Than, Bộ Công Thương đã xây dựng Luật Dầu khi (sửa đổi) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và phù hợp với tình hình mới của ngành dầu khí.
Đến ngày 14/11/2022, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) với số phiếu thống nhất cao (472/475). Thực hiện quy trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế tổ chức cuộc họp rà soát kỹ thuật để chuẩn bị văn bản cuối cùng Luật Dầu khí xin chữ ký xác nhận và trình ký chứng thực.
Bên cạnh đó, Bộ cũng khẩn trương xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 124/2017/NĐ-CP ngày 15/11/2017 quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí (Nghị định số 124).
Bộ Công Thương nêu rõ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại Văn bản số 5478/VPCP-CN ngày 23/8/2022 về việc đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 124, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 124.
Căn cứ Điều 91 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 14/11/2022, Bộ Công Thương có Văn bản số 7202/BCT-DKT gửi các bộ, cơ quan đề nghị tham gia ý kiến đối với nội dung dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 124 và đăng tải dự thảo Nghị định lên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Bộ Công Thương.
Ngoài việc xây dựng Luật Dầu khí (sửa đổi), Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương) đang chuẩn bị xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định số 95/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí và Nghị định ban hành Hợp đồng mẫu của Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí thay thế Nghị định số 33/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ theo các điều khoản của Luật Dầu khí (sửa đổi).
Liên quan đến lĩnh vực điện, Bộ trưởng Công Thương đã ký ban hành 3 Thông tư gồm: Thông tư số 14/2022/TT-BCT ngày 30/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2017/TT-BCT ngày 10/2/2017 quy định phương pháp, trình tự lập, thẩm định và phê duyệt giá truyền tải điện.
Cùng đó là Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 3/10/2022 quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp; Thông tư số 31/2022/TT-BCT ngày 8/11/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014 quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và Thông tư số 57/2020/TT-BCT ngày 31/12/2020 quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.
Đối với Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, Cục Điều tiết Điện lực đã xây dựng, trình Bộ Công Thương ban hành Báo cáo số 152/BC-BCT ngày 26/8/2022 báo cáo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về kết quả tổng kết và định hướng chính sách Luật Điện lực.
Ngày 8/11/2022, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 7522/VPCP-PL về việc hoàn thiện Đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; trong đó, thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc hoàn thiện hồ sơ đề nghị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực đang phối hợp với Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững gửi lấy ý kiến các Bộ có liên quan và hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định lại theo thông báo của Văn phòng Chính phủ.
Đối với việc xây dựng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược phát triển năng lượng). Ngày 17/8/2022, tại Văn bản số 5266/VPCP-CN, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chấp thuận đề nghị của Bộ Công Thương tại Văn bản số 4100/BCT-DKT ngày 18/7/2022 về việc căn cứ tình hình thực tế hiện nay để hoàn thiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ cùng thời điểm với Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia trong năm 2022.
Ngày 8/11/2022, Bộ Công Thương đã có Tờ trình số 7069/TTr-BCT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Về xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Chiến lược phát triển ngành than). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại Văn bản số 5266/VPCP-CN ngày 17/8/2022, Bộ Công Thương sẽ hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành than để trình Thủ tướng Chính phủ.
Đối với xây dựng Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở các ý kiến góp ý, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị Tư vấn nghiên cứu tiếp thu, giải trình các ý kiến; đồng thời, rà soát, cập nhật, hoàn thiện Quy hoạch năng lượng quốc gia đồng bộ với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) theo đúng ý kiến kết luận của Thường trực Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại các cuộc họp về hoàn thiện Quy hoạch điện VIII.
Ngày 9/6/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có Quyết định số 1134/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng thẩm định cấp Bộ Quy hoạch năng lượng quốc gia.
Vì vậy, Hội đồng thẩm định cấp Bộ có nhiệm vụ thẩm định Quy hoạch năng lượng quốc gia, hoàn thiện dự thảo Quy hoạch năng lượng, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương trước khi trình Hội đồng thẩm định cấp nhà nước (được thành lập theo Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 7/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ) và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong năm 2022.
Theo TTXVN
Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu. Trong đó, riêng năm 2022, nhiều ngành nghề, lĩnh vực như thuỷ sản, gỗ, gạo, dệt may, hoá chất... đã đạt được thành tựu kỷ lục. Đạt được kết quả này là minh chứng cho thấy, doanh nghiệp Việt đã nỗ lực vượt khó và tận dụng tốt các Hiệp định Thương mại tự do.
Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước "nới room" tín dụng 1,5-2% cho một số rất ít các ngân hàng thương mại nhằm kịp thời tiếp vốn cho những công trình, dự án còn đang dở dang do trái phiếu doanh nghiệp chưa được phát hành, thì dòng vốn ngoại được kỳ vọng là điểm tựa tạm thời giúp nhiều doanh nghiệp thoát cảnh thiếu vốn khi Tết Nguyên đán đang cận kề.
Việt Nam hoàn toàn ủng hộ việc đầu tư phát triển hệ thống sản xuất của Liên đoàn công nghiệp đồ thể thao châu Âu (FESI) tại Việt Nam đối với các ngành hàng da giày, đồ thể thao.
(HBĐT) - Sở Công Thương vừa có Công văn số 2790/SCT-QLTM về việc dự trữ hàng bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023.
(HBĐT) - Năm 2022, việc tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được thực hiện đồng bộ tại các địa phương. Ngày 7/6/2022, UBND tỉnh có Quyết định số 1094/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh năm 2022.
(HBĐT) - Ngày 14/12, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tổ chức hội thảo trực tiếp kết hợp trực tuyến về triển khai hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) vùng nguyên liệu cây ăn quả miền núi phía Bắc. Tham dự có đại diện các doanh nghiệp, HTX và thành viên các tổ KNCĐ của 2 tỉnh Sơn La, Hòa Bình.