(HBĐT) - Năm 2022, việc tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được thực hiện đồng bộ tại các địa phương. Ngày 7/6/2022, UBND tỉnh có Quyết định số 1094/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh năm 2022.



Nhân dân xã Yên Phú (Lạc Sơn) chuyển đổi trồng rau màu trên đất trồng lúa kém hiệu quả cho hiệu quả kinh tế cao.

Trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, một số huyện, thành phố đã ban hành đề án, kế hoạch, giao chỉ tiêu chuyển đổi và thực hiện cụ thể, chi tiết đến từng xã, xứ đồng. Định kỳ hàng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh, UBND một số huyện, thành phố ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chuyển đổi theo thủ tục hành chính đúng quy định, chỉ đạo tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, đặc biệt trên diện tích đã dồn điền đổi thửa, đất trồng lúa kém hiệu quả đảm bảo chuyển đổi phù hợp, thực hiện theo đúng kế hoạch chung đã được phê duyệt.

Tại các địa phương đã thực hiện chuyển đổi hàng vụ, hàng năm đảm bảo đúng yêu cầu. UBND cấp xã nắm chắc tình hình chuyển đổi trên địa bàn, tổng hợp số liệu chuyển đổi từ các thôn, xóm, tổ chức, cá nhân. Bộ thủ tục hành chính chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã được niêm yết đầy đủ danh mục thủ tục hành chính, mẫu hồ sơ, thời gian tiếp nhận... Một số địa phương thực hiện tốt việc thực hiện thủ tục hành chính chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định như: Lương Sơn, Lạc Thủy, Lạc Sơn.

Năm 2022, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn tỉnh là 2.034,89 ha, đạt 105% kế hoạch và bằng 106% so với kết quả chuyển đổi năm 2021. Trong đó, diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây hàng năm 1.917,91 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 839,6 ha; đất 1 vụ lúa 1.078,31 ha); loại cây trồng được chuyển đổi chính gồm: ngô, ngô sinh khối, rau đậu các loại (bí xanh, dưa chuột...), mía, cây dược liệu, cỏ chăn nuôi... Diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây lâu năm 55,85 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 16,43 ha; đất 1 vụ lúa 39,42 ha); loại cây được chuyển đổi chính gồm: nhãn, ổi, táo, cây có múi... Diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 5,27 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 3,73 ha; đất 1 vụ lúa 1,54 ha).

Các địa phương có diện tích chuyển đổi lớn gồm: Lạc Sơn 846,49 ha, Kim Bôi 330,64 ha, Cao Phong 313,0 ha, Tân Lạc 249,69 ha.

Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa đạt hiệu quả cao như: Chuyển đổi trồng các loại rau họ bầu bí (bí xanh, dưa chuột, dưa hấu, rau lấy quả khác) tại huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Mai Châu cho thu nhập trung bình 150 - 200 triệu đồng/ha/năm; mô hình chuyển đổi trồng mía tím cho thu nhập 140 - 180 triệu đồng/ha/năm; chuyển đổi trồng khoai lang cho thu nhập từ 100 - 130 triệu đồng/ha/năm; chuyển đổi trồng ngô sinh khối tại huyện Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi cho thu nhập 80 - 100 triệu đồng/ha/năm.

Theo kế hoạch đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của các địa phương, năm 2023, tổng diện tích đăng ký chuyển đổi 1.692,03 ha, cụ thể: diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây hàng năm 1.535 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 607,8 ha; đất 1 vụ lúa 927,2 ha); diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang cây lâu năm 70,4 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 17,5 ha; đất 1 vụ lúa 52,9 ha); diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 16,23 ha (chuyển đổi trên đất 2 vụ lúa 7,8 ha; đất 1 vụ lúa 8,43 ha). Các địa phương đăng ký diện tích chuyển đổi lớn gồm: Lạc Sơn 656,6 ha, Kim Bôi 227,8 ha, Tân Lạc 225,83 ha.


V.H

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục