(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục được truyền tải kịp thời, là động lực quan trọng để hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế, vượt lên đói, nghèo.


Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cao Phong giải ngân vốn vay đến hộ dân trên địa bàn. ( Ảnh tại điểm giao dịch UBND xã Bắc Phong).

Trước đây, gia đình anh Bùi Văn Thiện, xóm Rớm Khánh, xã Thạch Yên (Cao Phong) thuộc diện hộ nghèo, kinh tế gặp nhiều khó khăn. Theo anh Thiện, gia đình có đất đồi rộng trên 1 ha, thích hợp để trồng rừng kết hợp chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, do không có vốn nên nhiều năm, gia đình anh loay hoay không biết trồng cây gì, nuôi con gì để đem lại hiệu quả kinh tế, giúp gia đình có thu nhập ổn định. Thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, gia đình anh Thiện đã được hướng dẫn làm hồ sơ để vay vốn từ NHCSXH. Ngay sau khi được giải ngân, gia đình anh Thiện đã đầu tư nuôi trâu. Từ đó, kinh tế gia đình bớt khó khăn, sau này thoát diện hộ nghèo lên hộ cận nghèo. Năm vừa rồi, gia đình anh Thiện tiếp tục được NHCSXH tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo để phát triển kinh tế. Anh Thiện chia sẻ: Nhờ vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, gia đình tôi đã có điều kiện để đầu tư trồng rừng, đặc biệt là tập trung chăn nuôi trâu. Hiện, gia đình nuôi 5 con trâu, kinh tế đã cải thiện hơn so với trước đây.

Cũng có tiềm năng lớn về đất đai sản xuất nhưng phải đến khi được tiếp cận vốn chính sách, kinh tế của gia đình ông Bùi Văn Công, thôn Thắng Lợi, xã An Bình (Lạc Thủy) mới thật sự bứt phá. Theo ông Công, thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa, gia đình có diện tích đất tập trung khoảng 2.000 m2, phù hợp để phát triển mô hình kinh tế tổng hợp. Do đó, khi được vay vốn chính sách, gia đình ông đã đầu tư nuôi ngan, lợn rừng kết hợp nuôi cá và ốc nhồi. Đến nay, với sự cần cù, chịu khó, vốn vay ưu đãi từ NHCSXH đã sinh lời, đem lại thu nhập ổn định trên 300 triệu đồng mỗi năm.

Có thể nói, những năm qua, vốn chính sách đã trở thành điểm tựa vững chắc cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Với việc triển khai đa dạng các chương trình tín dụng, mức vay tăng so với trước đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người dân. Theo chi nhánh NHCSXH tỉnh, đến hết tháng 11/2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 4.126 tỷ đồng, với trên 121 nghìn khách hàng còn dư nợ. Từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay đạt trên 1.286 tỷ đồng, cho trên 31 nghìn lượt khách hàng được vay vốn. Vốn chính sách đã được truyền tải đến đúng đối tượng thụ hưởng, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích. Từ đầu năm đến nay, nhờ vốn tín dụng chính sách đã có trên 6,6 nghìn lao động được tạo việc làm, 266 căn nhà được xây dựng, 62 học sinh, sinh viên được vay vốn  phục vụ học tập, 96 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động, trên 8,4 nghìn công trình nước sạch và gần 8,2 nghìn công trình vệ sinh được xây dựng... Qua đó góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có vốn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Viết Đào 

Các tin khác


450 triệu đồng thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng

(HBĐT) - Thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2022.

Công ty CP phát triển giáo dục và thương mại Việt Nhật: Triển khai nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động

(HBĐT) - Với ngành nghề kinh doanh chính là cung ứng và quản lý nguồn lao động, Công ty CP Phát triển giáo dục và thương mại Việt Nhật (Hà Nội) được tỉnh cho phép về các địa phương tuyên truyền, tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ năm 2019.

Việt Nam và Bỉ cần đầu tư tập trung vào lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chống biến đổi khí hậu

Chiều 15/12 (giờ địa phương) tại Brussels, trong chương trình thăm chính thức Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Vương quốc Bỉ. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ và Liên đoàn Giới chủ Bỉ phối hợp tổ chức. Cùng dự có Công chúa Bỉ Astrid.

Tăng trưởng kinh tế nhờ nội lực

Tại hội thảo "Động lực phát triển kinh tế Việt Nam 2023" do báo Xây dựng tổ chức, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nêu rõ thực trạng khó khăn của các doanh nghiệp hiện nay.

16 ngân hàng cam kết giảm lãi suất cho vay

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, hiện có 16 tổ chức tín dụng đã đăng ký, cam kết giảm lãi suất cho vay.

Hoàn thiện chính sách tạo động lực phát huy nguồn lực nền kinh tế

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kiểm kê nguồn lực năm 2022 thực hiện theo Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39/ NQ/TW ngày 15/11/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục