Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, hiện có 16 tổ chức tín dụng đã đăng ký, cam kết giảm lãi suất cho vay.

Trần lãi suất huy động của tất cả các ngân hàng thương mại sẽ không vượt quá 9,5%/năm và lãi suất cho vay sẽ giảm từ 0,5 - 2%/năm. Đây là những cam kết được Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam công bố hôm nay (15/12) sau khi họp bàn với các ngân hàng thành viên.

Tại cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng với các ngân hàng thương mại sáng nay, một thông điệp quan trọng đã được thống nhất đưa ra, đó là không để lãi suất huy động vượt quá 9,5%/năm, kể cả khuyến mại. Đây là cơ sở để các tổ chức tín dụng cam kết giảm lãi suất cho vay từ 0,5 - 2%/năm trong thời gian tới. Điều này nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng chạy đua lãi suất đang nhen nhóm ở một số ngân hàng thương mại.

"Hiện nay có 16 tổ chức tín dụng đăng ký, cam kết giảm lãi suất cho vay và cá biệt có đơn vị giảm lãi suất cho vay tới 3,5%/năm. Tôi cho rằng đây là sự cố gắng, quyết tâm của các tổ chức tín dụng, tiết giảm chi phí, chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp", Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng cho biết.


Trần lãi suất huy động của tất cả các ngân hàng thương mại sẽ không vượt quá 9,5%/năm và lãi suất cho vay sẽ giảm từ 0,5 - 2%/năm. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)

Cũng tại hội nghị này, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định sẽ sẵn sàng hỗ trợ và đảm bảo thanh khoản cho các ngân hàng. Tất cả cho thấy, ngành ngân hàng đang nỗ lực để kiềm chế đà tăng của lãi suất, mặc dù áp lực từ kinh tế thế giới và trong nước vẫn đang rất lớn.

Còn tại Hội nghị Giải pháp tín dụng thúc đẩy thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực vùng Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) vừa được Ngân hàng Nhà nước tổ chức đã không chỉ tập trung tháo gỡ những vướng mắc của các doanh nghiệp trong vùng, mà đây còn là thông điệp cho thấy, Ngân hàng Nhà nước sẽ tìm mọi biện pháp để tập trung nguồn vốn phục vụ hoạt động thu mua, tiêu thụ, chế biến, và xuất khẩu nông sản.

"Chúng tôi đã chỉ đạo và xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và rất trách nhiệm của ngành ngân hàng với khu vực ĐBSCL, đặc biệt là có nguồn vốn giúp bà con nông dân trong vấn đề thu hoạch, tạm trữ, chế biến, xuất khẩu. Đây đều là những vấn đề quan trọng trong chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ của người nông dân cũng như của doanh nghiệp", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú nhận định.

Hưởng ứng sự kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã cam kết rót hàng nghìn tỷ đồng cho ĐBSCL. Chẳng hạn, từ nay đến Tết Nguyên đán, Vietinbank cam kết dành 5.000 tỷ đồng và giảm lãi suất 20% đối với nhu cầu thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực.

Theo VTV.vn

Các tin khác


Vì sao chậm đầu tư khu công nghiệp Yên Quang?

(HBĐT) - Khu công nghiệp (KCN) Yên Quang xã Quang Tiến, TP Hoà Bình do Công ty CP An Việt Hòa Bình làm chủ đầu tư, có tổng diện tích lập quy hoạch 200,1 ha, tổng vốn đầu tư xây dựng trên 1.600 tỷ đồng. Mục tiêu là đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, không gây ảnh hưởng tới môi trường với hệ thống hạ tầng kỹ thuật từng bước đồng bộ, đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư (NĐT) thứ cấp, góp phần thúc đẩy tăng trưởng KT-XH, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Việt Nam nằm trong 30 nước xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới: Tự tin hướng đến cột mốc 1.000 tỉ USD năm 2025

Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu. Trong đó, riêng năm 2022, nhiều ngành nghề, lĩnh vực như thuỷ sản, gỗ, gạo, dệt may, hoá chất... đã đạt được thành tựu kỷ lục. Đạt được kết quả này là minh chứng cho thấy, doanh nghiệp Việt đã nỗ lực vượt khó và tận dụng tốt các Hiệp định Thương mại tự do.

Kỳ vọng dòng vốn ngoại giúp doanh nghiệp gỡ khó

Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước "nới room" tín dụng 1,5-2% cho một số rất ít các ngân hàng thương mại nhằm kịp thời tiếp vốn cho những công trình, dự án còn đang dở dang do trái phiếu doanh nghiệp chưa được phát hành, thì dòng vốn ngoại được kỳ vọng là điểm tựa tạm thời giúp nhiều doanh nghiệp thoát cảnh thiếu vốn khi Tết Nguyên đán đang cận kề.

Việt Nam hướng đến các mặt hàng thể thao xuất khẩu ''made by Vietnam''

Việt Nam hoàn toàn ủng hộ việc đầu tư phát triển hệ thống sản xuất của Liên đoàn công nghiệp đồ thể thao châu Âu (FESI) tại Việt Nam đối với các ngành hàng da giày, đồ thể thao.

Đảm bảo bình ổn thị trường hàng hoá dịp Tết 

(HBĐT) - Sở Công Thương vừa có Công văn số 2790/SCT-QLTM về việc dự trữ hàng bình ổn thị trường dịp cuối năm 2022 và Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023. 

Tích cực chuyển đổi cơ cấu cấy trồng trên đất lúa

(HBĐT) - Năm 2022, việc tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được thực hiện đồng bộ tại các địa phương. Ngày 7/6/2022, UBND tỉnh có Quyết định số 1094/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh năm 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục